Đến năm 1987, chúng tôi đưa Hartcourt lên sàn chứng khoán Mỹ, để gây
vốn. Nhờ vậy, chúng tôi mua lại một công ty ở Mexico, chuyên cung cấp
hộp cáp tivi cho General Instrument, công ty con của Motorola. Sản phẩm
của chúng tôi chiếm 70% thị phần Hoa Kỳ doanh thu rất cao, nhưng phần lời
không đáng kể, nếu không muốn nói là rất thấp. Làm gia công ở đâu cũng
vậy thôi, người ta chỉ trả cho mình một khoản tiền đủ giúp mình tồn tại, để
tiếp tục nai lưng ra làm.
Có vẻ như câu chuỵện gia công đang được tái hiện tại Việt Nam. Gần đây,
một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) đạt hiệu quả thấp nhất về hai phương diện: sử dụng lao động
và công nghệ?
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ tình trạng dòng FDI đổ vào Việt Nam hiện nay
cũng tương tự như Trung Quốc cách nay 15 năm. Đó là một tiến trình mà
mình phải chấp nhận. Mối quan tâm duy nhất của các nhà đầu tư là hiệu quả
của đồng vốn. Khi công nghệ lạc hậu, nhân công giá rẻ không còn là lợi thế
cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ tự khắc phải điều chỉnh, tăng cường đầu tư
vào công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vốn nước ngoài cần
thiết cho nền kinh tế. Việc kiểm soát FDI, theo tôi, chỉ nên căn cứ trên hậu
quả từ hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường. Đây cũng chính là
cái giá Trung Quốc phải trả cho quá trình tăng trưởng kinh tế của mình.
Ông có thể nói rõ hơn...
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ nên tiếp cận những con số Trung Quốc công bố từ
nhiều phương diện. Thế giới rất ấn tượng với con số 2.000 tỉ đô la dự trữ
ngoại hối của Trung Quốc. Nhưng theo một bài báo mà tôi đọc cách nay ít
bữa, thì để khôi phục lại môi trường, quốc gia đông dân nhất hành tinh này
cần khoảng 2.500 tỉ đô la. Do đó, tiên lượng được cái giá phải trả là vô cùng
quan trọng đối với chính phủ trước khi đưa ra những quyết sách.
Nói tiếp dự án của chúng tôi tại Mexico. Năm 1994, nhận thấy hiệu quả kinh
tế thấp từ việc gia công cho General Instrument, chúng tôi bán nhà máy,