Một nền kinh tế không phải thị trường, dù có hiệu quả, thì cũng chỉ là tạm
thời, sớm hay muộn cũng bị chôn vùi. Cũng chính sự tham lam đó là lý do
khiến kinh tế thị trường phát triển mạnh. Thế nên, nếu tạo điều kiện để sinh
vật này tự làm giàu cho mình thì nó sẽ có rất nhiều sáng tạo. Còn nếu kiềm
hãm, định hướng, lao động cho người khác hưởng thì người ta chỉ làm chiếu
lệ mà thôi.
Tôi nói giỡn với mấy người bạn Mỹ rằng đáng ra người Mỹ phải dựng tượng
ông Mao Trạch Đông. Nhờ ông ấy kiềm hãm kinh tế Trung Quốc hơn 40
năm nên Mỹ mới có điều kiện để phát triển. Chứ nếu thả ra cho tự do kinh
doanh như Hồng Kông thì bây giờ Trung Quốc đã là bá chủ thế giới.
Một số ý kiến cho rằng việc Trung Quốc trở thành bá chủ thế giới chỉ còn là
vấn đề thời gian…
Tôi tin rằng chừng nào còn duy trì một nền kinh tế chỉ huy thì Trung Quốc
không thể trở thành siêu cường như mong muốn của họ. Cũng giống như xe
hơi, một người nhấn ga, một người đạp thắng thì chiếc xe chắc chắn sẽ vận
hành một cách xộc xệch.
Trong lời đề tựa cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ, ông viết: “Thực sự, niêm yết
sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ”. Hai yếu tố này là lý do
khiến sàn Mỹ thu hút được nhiều công ty niêm yết?
TS. Alan Phan: Lý do khiến sàn Mỹ hấp dẫn các công ty niêm yết là bởi
tính thanh khoản cao. Còn thủ tục đơn giản là do cách tư duy của Chính phủ
Mỹ. Họ chỉ quan tâm chuyện duy nhất là các công ty niêm yết phải trung
thực và minh bạch, đồng thời tạo môi trường khuyến khích sự minh bạch
sinh sôi nảy nở. Mọi doanh nghiệp niêm yết nếu bị phát hiện có hành vi gian
dối, bớt xén hoặc cung cấp thông tin sai lệch đều bị trừng phạt rất nặng,
thậm chí truy tố. Việc phát hiện hành vi gian dối khá dễ dàng. Bởi ngoài
hàng trăm, hàng ngàn cổ đông, việc giám sát doanh nghiệp niêm yết còn có
sự góp mặt của các chuyên gia phân tích với sự tiếp tay nhiệt tình của báo
chí… Nói nôm na là trong một căn phòng đèn đuốc sáng choang, mọi người
dòm ngó lẫn nhau, thì việc che giấu những hành vi gian lận là rất khó. Mọi