TS. Alan Phan: Với tôi, bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại. Tôi chưa bỏ
cuộc nghĩa là tôi chưa thất bại.
Còn sự thành công?
TS. Alan Phan: Tôi quan niệm một người thành công trong cuộc sống phải
hội đủ sáu yếu tố. Thứ nhất là có sức khỏe. Thứ hai, trí tuệ đầy đủ. Thứ ba,
tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Thứ tư, tâm linh mình được thanh nhàn, êm ả,
hòa hợp với vũ trụ, với đấng tối cao nào đó. Thứ năm, trả ơn xã hội bằng
những đóng góp thiết thực. Sau cùng, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất
kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn.
Có cầu toàn quá không?
TS. Alan Phan: Đúng là khó ai có thể đạt được sáu yếu tố này một cách
trọn vẹn. Một ngày thành công và hạnh phúc là ngày mình cải thiện được
một vài yếu tố trong đó. Còn ngày nào không có sự cải thiện thì là một ngày
vô dụng. Tức là so sánh mình ngày hôm nay với ngày hôm qua.
Từ góc độ của một nhà đầu tư, ông đánh giá thế nào về môi trường làm ăn ở
Việt Nam hiện nay?
TS. Alan Phan: Việt Nam khá giống với Trung Quốc cách nay 15 năm, vẫn
đang dùng dằng giữa thể chế kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy của Nhà
nước. Sự không rõ ràng này khiến các nhà đầu tư nước ngoài không tiên liệu
hết được rủi ro khi cần ra những quyết định quan trọng, khiến việc kinh
doanh bị chi phối quá nhiều bởi yếu tố may rủi. Đó là vấn đề khiến các nhà
đầu tư e ngại nhất.
Còn Trung Quốc thì rõ ràng hơn. Viễn thông, xuất bản, quốc phòng hay
những lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội như điện, nước... vẫn do Nhà
nước độc quyền kiểm soát. Nhưng các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu, công nghệ cao, ngân hàng... thì được phép hoạt động theo quy
luật của kinh tế thị trường. Việt Nam chưa được như vậy.
Nếu cần một khuyến nghị để thu hút FDI, ông sẽ nói...