TS. Alan Phan: Trung bình mỗi năm các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân
khoảng 70 - 100 tỉ đô la vào các dự án tại Trung Quốc. Trong khi đó, những
công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ hiện nay đã thu hút được khoảng
1.000 tỉ đô la. Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra được điều này nên họ có
nhiều động thái khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch
nước ngoài. Xét cho cùng thì đây cũng là một hình thức thu hút đầu tư nước
ngoài.
Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cải cách hành chính, tạo
nhiều thuận lợi cho những nhà đầu tư nhưng để mang vốn đầu tư vào Việt
Nam, họ vẫn phải vượt qua rất nhiều rào cản, chờ dự án được phê duyệt, rào
cản pháp lý..., khiến tốn kém về thời gian và chi phí. Trong khi đó, nếu công
ty Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch quốc tế, nhà đầu tư có thể dễ dàng
đầu tư vào trong năm giây đồng hồ, bằng cách mua cổ nhiều của công ty.
Vấn đề thứ hai, cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, là tốc độ thoái
vốn. Khi cần rút vốn, nhà đầu tư cũng chỉ cần một thao tác là đặt lệnh bán cổ
phiếu của doanh nghiệp mà họ đang nắm giữ. Thêm nữa, một công ty đã
niêm yết, thí dụ như sàn Nasdaq, thì bản thân doanh nghiệp cũng không cần
phải mất thì giờ tìm kiếm, trình bày, thuyết phục... các nhà đầu tư.
Một vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là liệu Chính phủ
Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát ở mức 7% như chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Ông thấy sao?
TS. Alan Phan: Tôi luôn hoài nghi về những con số, chỉ số mà các Chính
phủ công bố, không riêng gì Việt Nam. Cũng giống như việc chi tiêu của
một gia đình, kiếm được năm đồng mà xài mười đồng thì chắc chắn phải
mang nợ, không gặp rắc rối hôm nay thì ngày mai sẽ gặp rắc rối, mặc dù
trong ngắn hạn có thể vay nợ chỗ này chỗ khác. Mỹ là một trường hợp điển
hình. Chính quyển của Tổng thống Barack Obama đang xài quá nguồn thu
của mình. Việc này là một lối tự sát từ từ.
Ngoài công việc kinh doanh, được biết ông còn tham gia giảng dạỵ tại hai
trường đại học Fudan và Đồng Tế Trung Quốc. Đi dạy học với ông là...