TS. Alan Phan: Giờ dạy của tôi rơi vào ngày cuối tuần nên cũng không ảnh
hưởng nhiều đến công việc. Thực ra, lý do khiến tôi đi dạy là để học.
Học gì?
TS. Alan Phan: Đi dạy là dịp để tôi phải hệ thống lại kiến thức cũ, đồng
thời mình phải nghiền cứu phát triển thêm. Sau khi tham gia vài ba khóa,
hiện tôi đã chấm dứt công việc này.
Vì hết cái để học?
TS. Alan Phan: Thành thực, tôi không thích, sinh viên châu Á vì họ thường
rất thụ động. Vào lớp là nghe thầy giảng từ đầu đến cuối, trong khi tôi đòi
hỏi sinh viên phải đọc sách trước khi tới lớp. Thông thường, tôi chỉ dành
khoảng 20 phút để giải thích những vấn đề mà họ không hiểu, thời gian còn
lại để dành cho sự tranh biện. Sách chưa chắc đã đúng, những gì tôi hiểu
chưa chắc đã đúng. Muốn học có hiệu quả thi phải có sự tranh biện, Chính
sự thụ động của sinh viên khiến tôi hết hứng thú.
Cách nay hơn 40 năm, ông cũng là sinh viên Á Đông?
TS. Alan Phan: Hoài nghi, là một phẩm chất cần thiết để tiến xa trên con
đường học vấn, Tôi thích sự tranh biện vì nó tạo ra sự kích thích về trí tuệ,
chứ không phải vi tôi ương bướng. Vì vậy nên thời đi học, tôi được một số
thầy rất thích, nhưng cũng có một số thầy không thích.
Gác lại chuyện công việc. Người ta nói biết làm thì củng phải biết chơi. Còn
ông thì sao?
TS. Alan Phan: Tôi cũng ham chơi. Những thú chơi của tôi khá đơn giản.
Một buổi chiều thư thả ngồi nghe những bản nhạc cổ điển mình yêu thích,
đọc một cuốn sách, đi bơi, lang thang vô rừng hoặc đi ăn với bạn bè là đủ
vui. Những thứ chơi không tốn kém làm tôi tự tin hơn, bởi ngay cả những
khi túng quẫn nhất, tôi vẫn có thể chơi hoài.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.