DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 34

Alan Phan

PS: Các bạn vào link này để thấy công nghệ robotics đã đi xa đến đâu?

Jibo hiện được trình bán tại Mỹ chỉ với giá $499 (tương đương 10 triệu
VND).

http://happy.live/jibo-robot-gia-dinh-dau-tien-tren-the-gioi/

LỰC CHUYỂN 4: GIA CÔNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

(Lợi thế cạnh tranh về nhân công rẻ của các quốc gia mới nổi sẽ biến dạng)

Bắt đầu vào giữa thập niên 1880, dòng tiền FDI bắt đầu dồn dập đổ vào
Trung Quốc với 2 mục tiêu chính: lợi dụng phí sản xuất thấp của Trung
Quốc để tạo lợi thế giá rẻ cho sản phẩm (outsourcing) và chiếm giữ vị thế
khởi đầu cho một thị trường lớn với 1,3 tỷ dân số (market position). Kết hợp
với bản chất doanh thương truyền thống của người dân Trung Quốc, dòng
tiền FDI này là hai lý do chính đã tạo một sóng thẩn kỳ diệu và chỉ 25 năm
sau, thế giới bắt đầu nói về một siêu cường kinh tế có thể đuổi kịp Âu Mỹ
trong vòng hai thập kỷ tới.

Công thức chiến lược của Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Bắt đầu là
Nhật rồi Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... các nền kinh tế này đã hóa rồng
một cách khá đơn giản: lợi dụng đầu tư, công nghệ và thị trường xuất khẩu
từ Âu Mỹ cộng hưởng với nhân công rẻ, đất đai, thuế vụ... khuyến mãi từ
các chính phủ địa phương; sản xuất hàng loạt theo gia công, hàng chất lượng
rẻ như quần áo, đồ gia dụng..., để tạo thị phần rồi gia tăng hiệu năng để tiến
lên những sản phẩm giá trị cao hơn. Với bản tính cần cù và văn hóa chắt
chiu, Nhật, Hàn, Đài Loan... bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với những đại gia
Âu Mỹ trên sân quốc tế trong những công nghiệp vốn là đặc quyền của Âu
Mỹ như ôtô, điện tử, thiết bị công nghệ...

Sự thành công của Trung Quốc trong giai đoạn đầu ấn tượng hơn nhờ số
lượng nhân công và tiến trình toàn cầu hóa của nền kinh tế tài chính. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.