áo quần, giầy dép, đồ tiêu dùng, gia công điện tử dây chuyền, hay gây ô
nhiễm nặng, hay dùng công nghệ xưa cũ... dời đến Việt Nam, Bangladesh,
Campuchia. Những sản phẩm trí tuệ có một mức lợi nhuận cao và đòi hỏi
một chất lượng tối ưu thì không còn nhu cầu về “nhân công rẻ”.
NHỮNG THAY ĐỔI KHIẾN GIÁ NHÂN CÔNG RẺ KHÔNG CÒN
QUAN TRỌNG
Có nhiều lý do khiến chi phí sản xuất tại Mỹ bắt đầu rẻ như Trung Quốc;
mặc dù chi phí nhân viên của Mỹ vẫn tiếp tục leo thang trong thập kỷ vừa
qua.
Trước hết phải nói đến sự tiến bộ gia tốc của công nghệ cao. Ngành IT và
sinh học mới bắt đầu khai triển sâu rộng artificial intelligence (AI - trí
thông minh nhân tạo) làm nên những thế hệ mới về robot rất đa năng. Ngày
xưa, các robot tại xưởng máy thường chi biết hàn hay vận chuyển vật liệu
lắp ráp. Ngày nay, robot đã điều khiển được cả một dây chuyền sản xuất và
biết start hay stop khi có sự cố hay cần thay đổi quy trình.
Tôi đã sửng sốt khi xem một video về một kho hàng lý tưởng đang thử
nghiệm và lên kế hoạch của Amazon rộng gấp 3 lần một sân vận động, chứa
đến gần 1 triệu mặt hàng (SKU). Nơi đây, một đội ngũ khoảng 5 ngàn robot
không người lái, tự động chạy đi lấy từng món hàng theo đơn đặt hàng gởi
đến từ máy kiểm soát trung ương. Mỗi ngày (24/7) 5 ngàn cỗ robot này hoàn
tất khoảng 600 ngàn đơn hàng. Toàn kho, chỉ có 12 nhân viên IT lo việc điều
hành và bảo trì.
Xem video về kho hàng của Amazon
http://happy.live/kho-hang-khong-lo-cua-amazon/
Khi đối diện với thử thách về lương nhân viên cùng với các yếu tố lao động
chính trị tại Thẩm Quyến (Trung Quốc), hãng Foxconn chuyên ráp IPhone
cho Apple dọa sẽ đầu tư mua 1 triệu robot trong 5 năm tới. Không chỉ dọa