ngôn từ bắt đầu thông dụng khi mô tả Trung Quốc như là “cơ xưởng của thế
giới”. Nhiều quốc gia mới nổi khác cũng bắt chước và sao y chiến lược gia
công.
VẤN NẠN CỦA CHIẾN LƯỢC GIA CÔNG
Tuy nhiên, công thức phát triển này đang gặp 2 vấn nạn quan trọng:
l. Sự yếu kém về sáng tạo và kiến thức trong những chế độ còn bị gọng
kìm độc tài và tư bản hoang dã kiềm chế
2. Một lực chuyển đang thay đổi ngành sản xuất công nghiệp vì “nhân
công rẻ” không còn là một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nữa.
Một tín hiệu khá rõ ràng trên thị trường là khi Walmart, chuỗi bán lẻ chuyên
vào người thu nhập thấp tại MỸ, bắt đầu ào ạt quảng bá khẩu hiệu “Buy
American” (người Mỹ mua hàng Mỹ). Nhưng phải đợi đến khi Boston
Consulting Group (BSG) làm một khảo sát với đầy đủ số liệu thống kê vào
2013, các chuyên gia mới được thuyết phục hoàn toàn. Trong cuộc khảo sát
này, Mexico có chi phí sản xuất công nghiệp rẻ nhất và Mỹ đứng hàng thứ 7
sau Trung Quốc. Một báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered (China)
xác nhận thực tại này và cho biết hiện nay, chi phí sản xuất của Trung Quốc
chỉ rẻ hơn Mỹ có 5%. Theo đà tiến của hiện trạng, giá sản xuất của hai nước
vào cuối 2016 sẽ coi như bằng nhau.
Ngoài chi phí sản xuất, những khoản tốn, kém “mềm” khác làm chi phí thực
sự tại Trung Quốc có thể cao hơn nhiều. Đó là nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ,
cỗ máy hành chính nặng nề, pháp luật rừng rú, những bất ngờ về “phí bôi
trơn”. Nhìn thấy vấn đề cả 5, 7 năm về trước, các nhà đầu tư FDI lớn từ Mỹ,
Nhật, Hàn... bắt đầu ngưng những dự án outsourcing mới ở Trung Quốc và
quay đầu về quê hương hay tìm những điểm đến thuận lợi hơn.
Dĩ nhiên, những nhà máy chuyên sản xuất cho thị trường nội địa hay các
hàng hóa rẻ tiền không xứng đáng với những đầu tư lớn sẽ vẫn được duy trì
và phát triển. Các loại xưởng mà nhân công rẻ vẫn là yếu tố quan trọng như