suông, Foxconn đã vận hành 50.000 robot mới trong năm 2013 và 30.000
nhân viên của xưởng bắt đầu cắt giảm nhiều yêu sách.
Thêm vào việc sử dụng đại trà robot trong cơ xưởng, vận hành của công
nghiệp sản xuất sẽ phải thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng. Trước đây,
những hàng giá rẻ sản xuất hàng loạt với số lượng khủng để giảm giá bán
không còn hấp dẫn với tầng lớp có tiền khắp thế giới, muốn mua hàng thật
đặc thù để tạo phong cách. Sự phát sinh những thị trường ngách với những
sản phẩm đắt tiền, thiết kế tân tiến, thay đổi thường xuyên ... (như hàng
hiệu) được ưa chuộng hơn.
Thay vì những dây chuyền quy mô, cơ xưởng trong tương lai sẽ nhỏ hơn,
điều khiển bằng hệ thống AI tạo ra nhiều mẫu mã với số lượng nhỏ hơn.
Đây là một quy trình mà việc đầu tư lớn vào công nghệ 3D printing hay
Internet of things quan trọng hơn là diện tích đất đai hay số nhân công cho
cơ xưởng.
Sau chi phí lương nhân viên mà công nghệ robotic đang hóa giải, giá năng
lượng là một thành tố quan yếu trong chi phí sản xuất với những tiến bộ bất
ngờ trong việc tìm kiếm dầu hỏa và khí đốt qua địa phiến skale, Cơ quan
Năng lượng Quốc tế (IEA) tiên đoán là Mỹ sẽ thành một quốc gia sản xuất
năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2020. Cộng thêm lợi thế vận chuyển
trong nội địa, hiện nay giá năng lượng tại Mỹ rẻ hơn Trung Quốc trung bình
khoảng 12%.
Ngoài dầu khí, Mỹ còn giữ lợi thế lớn về thuỷ lợi Mỹ có trữ lượng nước cao
hơn Trung Quốc gấp 4,6 lần với giá cho công nghiệp rẻ hơn 8%. Trước đây,
các nhà đầu tư FDI tại Trung Quốc thường được khuyến mãi đất bãi cho cơ
xưởng với giá gần như cho không trong vài chục năm. Vì sự khiếu kiện của
quá nhiều nông dân bị cướp đất, các nhà đầu tư FDI bây giờ phải mua đất
gần bằng giá thị trường. Mỹ giữ lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này vì đất sử
dụng được của Mỹ lớn gấp 5,3 lần Trung Quốc.
Vào thập niên 70, Mỹ bị cú “shock” lớn từ Nhật khi giá và chất lượng sản
xuất ôtô cùng điện tử bị Nhật qua mặt. Các con khủng long Mỹ tỉnh thức và