Theo sự tiên đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA, Mỹ sẽ là quốc
gia có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất
khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gọng kìm ép giá và
bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không
hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc
dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.
Khi “vũ khí dầu khí” đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị
toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị
trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không
phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ
mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh
trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ , bản quyền, giải trí, tài
chính, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ
bắp.
Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là
khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng
cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức độ dân trí,
văn hóa và văn minh.
NGUỒN KHOÁNG SẢN
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên trái đất rất đa dạng hơn cả ngàn loại thô
liệu, từ đá phiến đất sét hay kim loại (sắt, vàng, bạc...) đến những khoáng
sản hiếm quý ... Cho nên công nghệ dù có tiến bộ nhanh đến đâu cũng khó
thể bắt kịp nhu cầu tiêu thụ kỹ nghệ và của người tiêu dùng. Một ước tính
của Hội đồng Khoáng sản Úc là mỗi người chúng ta đã sử dụng khoảng 600
tấn khoáng sản trong 50 năm sinh hoạt.
Do đó, dù giá khoáng sản có lên xuống theo cung cầu và đầu cơ, khuynh
hướng chung vẫn là giá vẫn sẽ tăng trong vài ba thập kỷ tới đây; không như
giá dầu khí.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp khoáng sản đang đối diện với hai vấn nạn: một,
những quặng mỏ, khu trữ... của khoáng sản đã bị khai thác quá nhanh và quá