LỰC CHUYỂN 6: NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN
Trước Thế chiến Thứ hai cho đến ngay hiện tại, dầu khí là năng lượng tối
cần thiết để vận hành cỗ máy kinh tế. Trước khi trao trả độc lập cho khối
vương quốc A Rập, đế chế Anh đã gần như vẽ lại bản đồ của mọi quốc gia
trong vùng để bảo đảm sự cung cấp vững bền về dầu khí cho mình, qua
những chính quyền “dễ bảo”. Sau khi đế chế Anh bị suy tàn, tư bản Mỹ thay
thế và tiếp tục chính sách ngoại giao tại nhiều vùng dựa trên “lợi ích dầu
khỉ” cho đế chế mới của mình.
Ngay sau dầu khí, nhiều loại khoáng sản là thô liệu không thể thay thế trong
quy trình sản suất. Âu châu đã thiết lập thuộc địa tại khắp thế giới (châu Phi,
châu Á, châu Mỹ La tinh) để khai thác quặng mỏ, nguyên liệu... đem về cho
mẫu quốc.
Mang cùng tham vọng xây dựng một đế chế cạnh tranh, Nga dùng tài
nguyên thiên nhiên sẵn có của xứ sở để thiết lập khối Xô-Viết, tạo nên một
đối đầu gay gắt với quyển lợi tư bản Mỹ, trong cuộc “chiến tranh lạnh” kéo
dài hơn 44 năm.
Có thể nói trong thời cận đại, lịch sử nhân loại và định mệnh nhiều quốc gia
đã bị “nắn bóp” trực tiếp bởi dầu khí và khoáng sản.
CÂU CHUYỆN NĂNG LƯỢNG
Cũng vào đầu thời kỳ này, kinh tế của các quốc gia Tây phương đã phát triển
mạnh mẽ nhờ giá nguyên liệu rẻ mạt. Cho đến năm 1972, khi OPEC (Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu lửa) tiến hành liên minh, tạo nên cartel dầu
khí, gây áp lực và khủng hoảng cho những quốc gia đã phát triển. Cú shock
của OPEC lại thay đổi địa chính trị thế giới, buộc Mỹ phải buông những tiền
đồn chống Cộng tại Đông Dương, Cuba, châu Phi... để dồn nỗ lực kiểm soát
lò lửa ở Trung Đông và Nam Mỹ.
Mặc cho những cố gắng, mặc cho chiến thẳng trong “cuộc chiến tranh lạnh”
đế chế Mỹ lao đao với chuyện nhập khẩu dầu khí và những đe dọa thường
trực từ mọi bất ổn tại các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, giải pháp đã hé lộ.