- Những số liệu thống kê chính thức, không chính thức đưa ra bởi nhiều
nguồn, trong đó ẩn chứa ít động cơ đều rất mâu thuẫn và khó kiểm chứng.
Rác đầu vào, rác đầu ra.
-Tôi cho rằng nền kinh tế ngầm của Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn hơn 30%
của GDP. Do đó, khi nền kinh tế tốt, con số tăng trưởng thực sự có thể tốt
hơn số liệu chính phủ đưa ra. Nhưng khi kinh tế suy thoái, tinh hình có thể
tệ hơn mọi ước tính.
- Dù có liên quan nhiều đến thể chế chính trị, các nhà điều hành guồng máy
kinh tế cố gắng giữ độc lập và thường phải chú tâm đến mục tiêu tối hậu của
chính sách là gia tăng “thu nhập” của người dân. Gần đây "mức độ chính trị
hóa" của nền kinh tế Việt nam có vẻ tăng và lợi ích tập trung vào một số
nhóm hơn là chia đều. Giữ im lặng là cách duy nhất với một “người khách”
như tôi.
Những vãn đề lớn mà kinh tế Việt Nam đang phải khẩn cấp đối phó là nợ
xấu ngân hàng, bong bóng bất động sản (BĐS), nợ và thua lỗ của các doanh
nghiệp nhà nước. Ồng nghĩ chính phủ có thể giải quyết các vấn đề này trước
2015
TS. Alan Phan: Câu trả lời là KHÔNG.
Nếu để suy thoái kéo dài, có nguy cơ nào sẽ khiến cả hệ thống tài chính kinh
tế sụp đổ
TS. Alan Phan: Câu trả lời cũng là KHÔNG.