DÀNH TẶNG DOANH NHÂN VIỆT TRONG THẾ TRẬN TOÀN CẦU - Trang 91

KINH DOANH BẰNG OPM

Trong một hội thảo tuần rồi, một câu nói “ngây thơ” của tôi lại gây nhiều
tranh cãi trong những doanh nhân hiện diện. Đó là việc chúng ta nên... “kinh
doanh bằng OPM” (other people's money “ tiền người khác) càng nhiều
càng tốt”.

Nó có vẻ mâu thuẫn với những tệ trạng OPM mà tôi thường phê phán và
một bình luận tóm tắt đề tài này thật đơn giản, “ở Việt Nam này, chuyện sử
dụng OPM là chuyện phổ thông, các doanh nhân đều là sư phụ trong lĩnh
vực này, bác khỏi tốn công rao giảng...”

Vậy cho tôi nói rõ hơn về OPM.

ĂN CẮP VÀ BIỂN THỦ

OPM chỉ là một phương tiện, như tư bản, như nhân lực, như tài sản, như lợi
thế cạnh tranh. Không có OPM tốt hay xấu, chỉ có cách lấy và sử đụng mới
là tốt hay xấu.

Dù sống tại một xứ Mỹ tự do và dân chủ, tôi thường chỉ trích gay gắt những
thủ thuật lấy tiền thuế của người dân (OPM) để đi làm những chính sách mà
người dân không bỏ phiếu để chấp thuận. Tôi cho rằng những khoản tiền
chính phủ vay mượn hay những QE (*) do FED phát hành đều là những vi
phạm hiến pháp quốc gia. Kể cả những ngân sách hay chi tiêu do Quốc hội
thông qua bằng những trao đổi ngầm sau hậu trường. Một chính quyển thực
sự dân chủ phải minh bạch hóa mọi chi tiêu và ngân sách (từ liên bang đến
xã quận) và phải được đa số cử tri chấp thuận qua một trưng cầu dân ý
(không phải số phiếu từ Quốc hội).

Khi người dân không biết hay không được hỏi ý kiến, tôi cho đây là một
hành vi ăn cắp hay biển thủ.

* QE là từ viết tắt của 2 chữ Quantitative Easing, dịch sang tiếng Việt có
nghĩa là "nới lỏng định lượng". Các ngân hàng Trung ương sẽ nới lỏng định
lượng bằng cách in tiền và ghi nợ vào tài khoản mình. Sau đó, ngân hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.