Với minh bạch và trung thực, OPM là một cơ hội win-win cho người bỏ tiền
và người kinh doanh. Cả hai bên cùng lợi khi mục tiêu của OPM thành tựu.
Đó là việc tăng giá trị của sản phẩm, công nghệ, đội ngũ, thị trường... để
cuối cùng, tăng giá trị của công ty. Miễn là khi lấy tiền OPM, người nhận
tiền có đạo đức tối thiểu để báo cáo đầy đủ và kịp thời mọi hoạt động kinh
doanh để người bỏ tiền có cái nhìn trung thực về tiến bộ hay lùi bước của
quy trình gia tăng giá trị.
Đó cũng là lý do chính Sở Chứng Khoán Mỹ (SBC) không đặt ra bất cứ điều
kiện gì để doanh nghiệp trở thành công ty niêm yết ngoài việc nộp một cáo
bạch (prospectus) (và sau đó mỗi quý, mỗi năm) nói rõ về tình hình kinh
doanh, sản phẩm công nghệ, ban quản trị, cơ sở, thị trường, báo cáo tài
chính, lịch sử... và quan trọng nhất là tất cả các yếu tố rủi ro trong hoạt
động. Nếu ai có tiền, đánh giá công ty phù hợp với nhu cầu thu lãi qua đầu
tư của mình, thì mua hay bán cổ phiếu hoặc trái phiếu. Chính phủ qua SEC
chỉ truy tố những sai phạm như nói dối, nói không hết 100% sự thật, lạm
dụng OPM cho cá nhân... Chuyện công ty lỗ lời là chuyện giữa người bỏ và
nhận tiền.
NHU CẦU CỦA OPM
Thú thực, ngoài những thời gian còn trẻ, lạc quan, tham lam và thích khoe,
tôi đã trầm tĩnh mà nhận ra rằng những ý tưởng lớn luôn cần những dòng
tiền lớn. Và tôi cũng đủ khôn ngoan để tránh xa những món nợ mà tôi nghĩ
tỷ lệ rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Ngoài ra, tôi nhận thấy khi kinh
doanh với OPM, tôi rất bảo thủ, không dám vung tay như tiền của mình.
Mọi quyết định đều được cần nhắc, chia sẻ qua sự đóng góp của các đồng
nghiệp và tư vấn.
Khoảng 20 năm vừa qua, hai chuyện tôi không làm trong những dự án đầu
tư: bỏ tiền túi của mình và vay nợ ngân hàng. Tôi nhận ra rằng dòng tiền đầu
tư trên thế giới đang tràn ngập mọi kênh, mọi thị trường, mọi phương cách.
Tiền túi của tôi không nghĩa lý gì. Nếu dự án tôi trình bày không đủ sức hấp
dẫn một số rất tiền rất nhỏ so với lưu lượng đang dịch chuyển ngoài kia, thì