ĐÀO DUY ANH ( 1904 - 1988 ) - Trang 5

Đào Duy Anh - Ngậm đá lấp biển
Năm 1925, Đào Duy Anh đang dạy học ở Đồng Hới, chờ cơ hội thi tú tài.
Nhờ việc Phan Bội Châu bị áp giải vào Huế an trí qua Đồng Hới mà Đào
Duy Anh tỉnh giấc. Ông thấy không thể chôn vùi tuổi thanh xuân của mình
ở một không gian nhỏ hẹp như vậy được, nên đã “treo ấn từ quan” vào Sài
Gòn làm báo, một nghề mới rất hấp dẫn ở Việt Nam thời bấy giờ. Riêng đối
với Đào Duy Anh, báo còn là công cụ quan trọng để đánh thức hồn nước.
Trên đường Nam tiến, Đào Duy Anh dừng lại ở Đà Nẵng và được Huỳnh
Thúc Kháng giữ lại để ra Huế làm báo Tiếng Dân. Sau đó ông tham gia
hoạt động cách mạng trong Tân Việt. Thậm chí còn được bầu làm Tổng bí
thư của Đảng này. Rồi ông bị bắt và được thả. Ông thôi hoạt động chính trị
và chuyển sang hoạt động văn hóa. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn trong
đời Đào Duy Anh…
Có thể nói, thức nhận đầu tiên của Đào Duy Anh - Học giả là vai trò quan
trọng của ngôn ngữ trong chuyển giao và quảng bá các tư tưởng. Đây chính
là những kinh nghiệm khi làm sách ở Quan Hải tùng thư. Có làm lược
thuật, dịch thuật sách nước ngoài mới thấy sự thiếu thốn thuật ngữ, sự thiếu
tường minh của tiếng Việt - một ngôn ngữ thiên về tổng hợp. Hơn nữa, ông
còn thấy có một khoảng cách ngôn ngữ giữa hai thế hệ người trong xã hội
Việt Nam bấy giờ. Thế hệ lớn tuổi chịu ảnh hưởng nhiều của nền học vấn
cũ nên thông thạo các từ Hán Việt, nhưng lại không tiếp thu được những
thuật ngữ khoa học xã hội mới đến từ phương Tây, còn thế hệ trẻ - những
trí thức Tây học - lại thiếu thốn vốn từ Hán Việt. Đào Duy Anh muốn bắc
một chiếc cầu giữa hai lớp người đó, xóa bỏ “khoảng cách thế hệ” trước hết
về mặt ngôn ngữ, tạo ra một tiếng nói chung. Ông bỏ công ra làm bộ Từ
điển Hán Việt và Từ điển Pháp Việt là nhằm vào mục đích ấy.
Cách làm từ điển của Đào Duy Anh rất đặc biệt. Ông chọn nhiều từ mới
xuất hiện trong xã hội Việt Nam và giải thích một cách cặn kẽ theo tư
tưởng tiến bộ nhất thời bấy giờ. Bởi vậy, từ điển Đào Duy Anh là một hình
thức truyền bá hữu hiệu những tri thức hiện đại. Sức sống lâu dài của từ
điển Đào Duy Anh (thể hiện qua việc tái bản nhiều lần) chính là ở chỗ này.
Về cuối đời Đào Duy Anh còn làm Từ điển Truyện Kiều. Đây là một cuốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.