ĐÀO DUY ANH ( 1904 - 1988 ) - Trang 7

phát hiện mới. Nhờ thế, chúng ta có tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các
đời. Đào Duy Anh là người đầu tiên xây dựng một khoa học giáp ranh nằm
trên đường biên của những khoa học khác, mở ra phương pháp nghiên cứu
liên ngành và làm tiền lệ cho một người học trò của ông, giáo sư Trần Quốc
Vượng, đi vào lĩnh vực địa - văn hóa.
Về văn hóa Việt Nam, Đào Duy Anh cũng là người viết đầu tiên. Bấy giờ,
năm 1936, trong chương trình trung học mới có môn văn hóa Việt Nam.
Chưa có tài liệu để giảng dạy, ông bèn viết Việt Nam văn hóa sử cương.
Đào Duy Anh còn rất chú trọng đến kinh tế xã hội, đặc biệt là yếu tố địa lý:
đó vừa là văn hóa, vừa là sự lý giải đặc điểm của văn hóa. Việt Nam văn
hóa sử cương là cuốn lịch sử văn hóa đầu tiên. Ngày nay, văn hóa học phát
triển, quan niệm về văn hóa đã khác, không còn là số cộng của lịch sử các
thành tố của nó, nhưng vẫn chưa có thêm một cuốn lịch sử văn hóa Việt
Nam nào của cá nhân cũng như tập thể. Và cuốn sử cương của cụ Đào vẫn
là cuốn lịch sử duy nhất.
Cũng vì dạy học mà Đào Duy Anh nghiên cứu Truyện Kiều, một viên đá
tảng của văn học Việt Nam trung đại. Khảo luận về Kim Vân Kiều, tuy vậy,
nặng về văn học sử hơn là thẩm định văn chương. Đóng góp của Đào Duy
Anh trong khảo cứu Truyện Kiều trước hết là ở việc xác định thời điểm
Nguyễn Du viết Truyện Kiều: đa số các học giả đoán ông viết sau khi đi sứ
về, bởi lẽ có thể thời gian ở Trung Hoa ông mới có dịp tiếp xúc với tiểu
thuyết thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân, thấy hay mới đem về diễn ra quốc
âm. Đào Duy Anh chứng minh rằng Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều
trước khi đi sứ, thậm chí “có thể vào đầu những năm mới theo họ Nguyễn”,
bởi lẽ Kim Vân Kiều truyện đã phổ biến trước đó ở Việt Nam. Vấn đề
nguồn gốc Truyện Kiều, Đào Duy Anh cũng có cống hiến nhất định. Đào
Duy Anh cho rằng Truyện Kiều là một sáng tác hoàn toàn, dĩ nhiên sáng tác
theo quy luật của văn học trung đại, “một biểu hiện của vấn đề giao lưu và
kế thừa văn hóa”.
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đào Duy Anh xem xét lại những hệ
thống triết học khác, đặc biệt các hệ tư tưởng chi phối đời sống dân tộc như
Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Với Khổng giáo phê bình tiểu luận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.