ĐÀO DUY ANH ( 1904 - 1988 ) - Trang 8

(1943), Đào Duy Anh trình bày lại một cách có phê phán lịch sử Khổng
giáo và Khổng học. Ông cho rằng Khổng giáo ra đời và tồn tại cùng với
chế độ phong kiến nên cũng chỉ tiêu vong cùng với chế độ phong kiến, nhất
là với cơ sở kinh tế của nó. Phải nói rằng luận điểm này đến nay vẫn là cơ
sở để nhận định Nho giáo, dù cho đã có ý kiến ngược lại rằng Nho giáo
không chỉ là sản phẩm của chế độ phong kiến: nó đã ra đời trước đấy và sẽ
còn tồn tại sau đấy.
Nghiên cứu Đạo giáo, Đào Duy Anh quan tâm trước hết đến Lão giáo, đặc
biệt là cuốn Đạo Đức Kinh. Ông không thỏa mãn với những bản dịch đã có,
nên đã tự dịch lấy cho mình một bản để tìm hiểu cho kỹ hơn. Ông xem xét
Lão học từ quan điểm giai cấp và duy vật để đi đến kết luận: tư tưởng Lão
Tử chủ yếu là duy vật biện chứng và có lẫn những yếu tố duy tâm thần bí.
Đóng góp vào nghiên cứu Phật giáo của Đào Duy Anh là một thiên khảo
luận về thiền học Lý Trần. Xuất phát từ một nghịch lý là: “Thời Lý Trần,
nhất là thời Trần, từ vua quan quý tộc đến nhân dân đều say mê đạo Phật,
một thứ tôn giáo yếm thế và xuất thế, đến như vậy mà tổ tiên ta bấy giờ lại
đánh giặc giỏi như vậy?”. Hẳn đạo Phật thời ấy phải có một cái gì đấy đặc
biệt. Đào Duy Anh thấy điều đặc biệt ấy là ở chỗ Thiền tông là giáo phái
nhấn mạnh “Phật tức tâm” và chủ trương “đốn ngộ”, một chủ trương đặt
niềm tin vào con người, tin vào sức mạnh của tâm người. Cái lòng tin ấy
gây cho con người một sức năng động mạnh mẽ, và sức năng động này đến
lượt nó, lại tạo ra sức năng động của xã hội, của tính anh hùng của dân tộc
ta thời bấy giờ. Đó chính là tính tích cực của Thiền tông Việt Nam. Đào
Duy Anh còn góp mặt ở nhiều lĩnh vực khác nữa, hầu như ở đâu mà ông
đến, thậm chí chỉ đi qua, cũng để lại dấu ấn. Tuy không phải là một người
quảng canh, nhưng những người đi mở đường, dẫu không muốn cũng dễ bị
buộc phải trở thành người quảng canh. Đào Duy Anh là một người mở
đường như vậy cho phương pháp mác xít trong khoa học xã hội và nhân
văn ở Việt Nam.
Đào Duy Anh thuộc tầng lớp trí thức Tây học bản địa. Đây là những người
thuộc thế hệ thứ hai của trường Pháp - Việt. Tuy học vấn thường chỉ dừng
lại Thành chung, Tú tài, nhưng trình độ văn hóa của họ lại rất cao. Vì họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.