ĐÀO DUY ANH ( 1904 - 1988 ) - Trang 10

năm sau mới được in), Đào Duy Anh có đưa cho một nhà nghiên cứu văn
hóa vẫn được ông coi là bạn vong niên cầm về nhà đọc với lời nói kèm: đây
chỉ là tập hồi ký vờ.(…) Ông nghiên cứu tâm sự người xưa để ký gửi vào
đấy tâm sự của người nay. Tâm sự ấy bắt nguồn từ đoạn đời đầu hoạt động
chính trị chảy tràn sang quãng đời sau hoạt động văn hóa. Đúng như ông
nói trong Lời đầu sách của cuốn hồi ký: người ta “có biết tôi cũng chỉ ở
Lịch sử dân tộc mà có buộc tội tôi cũng chỉ ở Lịch sử dân tộc”. Tuy nhiên,
trong cô đơn ông vẫn thanh thản, buồn một nỗi buồn trong sáng, bởi ông
biết rằng ông đã thuộc về Lịch sử.
Chọn hiệu là Vệ Thạch, Đào Duy Anh nguyện trọn đời làm con chim Tinh
Vệ ngậm đá lấp biển. Chim thì nhỏ mà biển học thì lớn vô cùng. Hơn nữa,
mỗi một viên đá ném xuống biển thì không làm cho biển cạn đi, trái lại
nước biển dâng lên, mở rộng thêm biên giới nước. Vì thế người ta mới cho
rằng càng biết thêm bao nhiêu thì sự chưa biết càng lớn lên theo bấy nhiêu.
(…) Nhưng điều đáng lưu ý hơn là những viên đá tảng mà Đào Duy Anh
ném xuống biển học không chìm mất tăm, mà đã tạo thành những cột mốc,
đôi khi là những cột mốc đầu tiên, chỉ đường cho những người sau ra khơi.
(Theo Đỗ Lai Thúy, Tạp chí Quê Hương)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.