ĐÀO DUY ANH ( 1904 - 1988 ) - Trang 9

biết tự học. Hơn nữa, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc do phong trào đòi ân
xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Chu Trinh hun đúc từ thủa thiếu thời
nay chuyển thành khát vọng xây đắp một nền văn hoá và khoa học nước
nhà khiến cho họ học tập và làm việc vô tư đến quên mình.
Đào Duy Anh là tiêu biểu cho mẫu nhà bác học tự đào tạo đó. Thực ra, với
một nhà khoa học thì việc tự học là chuyện đương nhiên. Nhưng với một
người chỉ đi học đến Thành chung rồi phải đi dạy để kiếm sống như Đào
Duy Anh thì việc tự học là cần thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh nền giáo dục
thuộc địa bấy giờ, chỉ có tự học mới vượt thoát ra ngoài, để tiếp thu văn
hóa Pháp ở chính quốc. Đào Duy Anh đã học hàm thụ (qua thư từ) một
trường đại học ở Pháp. Những tác phẩm của ông như Việt Nam văn hóa sử
cương, Khảo luận về Truyện Kiều, Cổ sử Việt Nam đều nảy sinh trên cơ sở
những bài giảng ở trung học hoặc đại học. Khi đã có ý đồ dựng thành sách
rồi thì lại tiếp tục học hỏi thêm để tự hoàn chỉnh. Cứ thế, làm để học, học
để làm. Song có điều đáng nói là, ở Đào Duy Anh hai quá trình này xoắn
luyến với nhau là một, nhiều khi không phân biệt được: đâu là học, đâu là
làm. Và cũng vì làm việc như một nhu cầu tự thân, nên ông không màng
danh cũng không cầu lợi. (…) Và vào những năm cuối đời, khi thấy sức
khỏe không cho phép mình làm việc được nữa, Đào Duy Anh cho đi rất
nhiều sách vở, bản thảo, kể cả những công trình ông đang viết dở. Ông chỉ
nghĩ làm sao có ích cho mọi người mà không cần biết đến những trang bản
thảo đó trôi giạt đến những bờ bến nào, đã “hóa thân” vào những cuốn sách
của ai.
Một cạnh khía khác khi nó về tự học của Đào Duy Anh là học ở nhiều
nguồn. Có lẽ đây cũng là ưu thế của những người tự đào tạo so với những
người được/bị đào tạo, ít ra là ở ta. Tự học xuất phát từ nhu cầu nội tại của
mình, nên không bị các quyền uy nhà trường, các nhà học phiệt ngoài xã
hội áp đặt, có thể tự mình làm thầy mình, hoặc tự mình làm học trò của tất
cả mọi người. Rồi đối chiếu, lý giải những ý kiến trái ngược nhau, những
luận điểm tương đồng với nhau để xây dựng lấy cho mình một tư tưởng
riêng, một bản lĩnh khoa học riêng.
(…) Năm 1972, sau khi viết xong tập hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm (mà 17

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.