Y cúi đầu một lần nữa và lui ra khỏi sân khấu. Đội nhạc khí tấu lên giai
điệu cuối cùng kết thúc buổi lễ.
Địch Nhân Kiệt dò hỏi nhìn đạo trưởng. Một câu thơ như ‘trường phong
tán triều vân’
mang đầy điềm gở và khiếm nhã với một đạo quán mang tên
Triều Vân.
trường phong tán triều vân còn có thể hiểu là ‘Gió thổi đổ quán Triều Vân’.
Đạo trưởng quát lão hí đầu, “Gọi tên thi sĩ ấy ra đây!” Đoạn, ông ta quay
sang Địch Nhân Kiệt, “Tên tiểu tử đó quả là láo xược!”
Khi thanh niên đến trước mặt họ, đạo trưởng lập tức truy hỏi, “Điều gì
khiến công tử đề câu thơ cuối như vậy? Nó đã phá hỏng bầu không khí tốt
lành của nghi lễ trang nghiêm này!”
Thanh niên có vẻ khá thoải mái, ngạo nghễ nhìn đạo trưởng rồi mỉm cười
đáp, “Thưa ngài, câu thơ cuối sao? Tiểu sinh e phải là câu thơ gần cuối mới
phải. Ngài biết đó, thường khó mà tìm được đúng nhịp điệu để gieo vần!”
Đạo trưởng bực bội, chưa kịp lên tiếng thì Tông Lê đã bình thản nói tiếp,
“Tất nhiên với những bài thơ ngắn thì dễ gieo vần hơn, giống như thế này:
Chân nhân phiêu dật lên pháp đàn
Đạp Cương giẫm Đẩu tuyên diệu đạo
Ngọc lang lo lắng uống Hoàng tuyền
Hối hận ăn kim đan hỏi thọ tang.”
Đạo trưởng giận dữ nện mạnh tích trượng xuống sàn, cơ mặt giần giật.
Địch Nhân Kiệt chờ đợi một cơn thịnh nộ sắp bùng nổ, nhưng cuối cùng
đạo trưởng đã kiềm chế lại, chỉ lạnh lùng nói, “Tông Lê công tử, mời đi
cho!”