ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 115

115

nền văn hóa, tiếp thụ được nhiều cái mới. Chiếc áo bà
ba được xem như nét đặc trưng của Nam Bộ. Đây là
kiểu áo du nhập từ đảo Pi-năng, của người Bà-ba, tức
người Hoa lai Mã Lai. Ta chuộng vì giá rẻ, màu đen
đậm của vải nhập cảng, do người Anh dệt, đem bán ở
Mã Lai, ở Xiêm (còn gọi là vải Xiêm); tàu buôn Hải
Nam chở sang nước ta, đổi lấy hàng hóa nội địa. Áo
bà ba đen xuất hiện và phát triển cuối thế kỷ XIX,
không xưa hơn. Trong giới phong lưu, người nho nhã,
hồi cuối thế kỷ XIX qua những năm đầu thế kỷ XX
này, hãy còn dùng áo bâu cổ ngắn của miền Trung.
Áo bà ba dành cho bình dân, lao động. Hồi xưa, trước
khi có áo bà ba đen, nông dân mặc áo bâu cổ ngắn,
nhuộm luốc luốc với vỏ cây cóc, nút gài bên hông,
không ở giữa ngực.

Xem việc du nhập cái áo bà ba, ta thấy người xưa

không câu nệ.

*

* *

Có câu “bịnh đâu, thuốc đó”. Thuốc đó, là thuốc

tại chỗ. Hột đậu khấu trị bịnh sốt rét và biến chứng là
bịnh đau gan. Cơn sốt rét có thể thuyên giảm với dây
cóc đắng, dây thần thông uống lâu ngày. Bị rắn độc
cắn, kinh nghiệm dạy nên ngồi tại chỗ, quơ tay chung
quanh để tìm cỏ ống, cỏ cú hoặc rau muống biển mà
nhai trong khi chờ thầy. Con rệp hoặc vỏ cây bàng, cây
sứ cùi (hoa đại) tạm thời trị nọc rắn. Thầy rắn thường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.