ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 118

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

tới mùa gặt được 300 hộc, vùng trạch điền (ruộng sâu)
phì nhiêu đều là nơi “đất phát”.

Đất phát là đất dọn sạch rồi cấy lúa xuống, không

cần qua giai đoạn cày bừa. Phát cỏ với cây phãng, loại
dao lưỡi dài hơn một mét, cán ngắn bẻ cong lại theo
góc 90 độ. Người Khơme chuyên thâm canh, cày bừa
kỹ lưỡng nên khi nước mưa dâng cao, còn sót vài bụi
cỏ vượt lên thì dùng phãng dọn sơ sài trước khi cấy;
cây phãng là nông cụ thứ yếu vì đất cày bừa qua nhiều
vụ còn lại ít cỏ.

Ở nơi đất hoang lâu đời, trời vừa sa mưa, cỏ đã

mọc lên mịt mùng, cao ngập lưng quần, làm ổ cho
trích, cúm núm, chuột, rắn. Dọn cỏ để canh tác theo
lối quảng canh, mỗi gia đình năm, ba héc-ta, đòi hỏi
công sức và kỹ thuật. Với cây phãng lưỡi dài và mài
bén từng lúc theo qui cách riêng, người giỏi có thể
dọn sạch một công đất (khoảng 1.000m

2

) trong một

buổi đứng, từ hừng sáng quá mười hai giờ trưa; sau
đó ăn cơm rồi nghỉ luôn buổi chiều vì không còn sức
nữa. Nếu phát không đúng kỹ thuật, tốn sức lực, nhát
chém không đều, thời gian dọn cỏ phải kéo dài. Thời
gian dọn cỏ thuận lợi giới hạn trong hai tháng. Mưa
già, nước ngập cao, không thể đứng phát bì bõm; cấy
trễ thời vụ thường bị nước mưa “chụp” xuống, hư mạ.
Người phát thường học với thầy để mỗi nhát chém dọn
được một mét vuông cỏ: “chém hai dao tầm rưỡi có
dư”, phát “chín” không phát “sống”, cỏ đứt thật đều,
ngầm dưới nước, thật sát đất, tạo điều kiện để cỏ bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.