119
ngợp nước, chết rã. Ngược lại, cỏ mọc nhanh khi hấp
thụ trực tiếp ánh nắng. Ở mỗi xóm thường có năm
ba kiện tướng chuyên phát mướn. Cây phãng vốn là
nặng, người phát lấy tư thế rồi khom lưng, tay này
chém, tay kia cầm cây móc (gọi cù nèo) để kéo gọn
mớ cỏ đang ngả xuống sang một bên, cho mặt nước
trống rồi chém tiếp, giáp mí, bằng không thì sót lại
từng lõm nhỏ, sau này mất công dọn lại; cọng cỏ nhỏ
sống sót mươi ngày sau sẽ thành bụi to. Phát xong,
chờ cỏ chết thúi xác, dùng bàn cào (bừa cào) khá to
mà kéo gom lại từng giồng nhỏ, ngay ngắn, để mặt
ruộng được trống trải tới mức tối đa. Nếu sau khi phát
mà tiết trời nắng hạn, ruộng cạn xuống thì gốc cỏ trồi
lên cao hơn mặt nước, sẽ mọc trơ lại, phát lần thứ nhì
khó hơn lần trước.
Ruộng không cày, đất cứng, phải dùng nọc mà cấy.
Mùa lúa, thường dùng kiểu vòng gặt (liềm hái) của
người Khơme cán cong như chữ S, nhờ vậy có thể kéo
gom hai, ba bụi để cắt trong một nhát. Lúa bó xong,
gom lại, đếm từng tầm-bo (tiếng Khơme, nghĩa là bốn)
mỗi tay xách hai bó, đem chất theo kỹ thuật riêng để
bớt đổ tháo, chuột ít cắn phá, gọi chất “cà lang”. Ba bó
buộc thật chặt, nếu sai hạt, đập ra được tới một giạ lúa
hột: “Chắc như ba bó một giạ”.
Làm ruộng là nghề căn bản. Người chuyên nghề gọi
là dân ruộng. Dân ruộng nhiều kinh nghiệm, làm ăn kỹ
lưỡng, dám đầu tư vốn liếng và công sức cả gia đình vào;
trúng mùa năng suất cao hơn người khác, năm thất bát,
thiệt hại cũng ít hơn. Dân ruộng có tâm lý không thích