ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 150

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

trị giá mỗi ngày nửa quan, làm xâu đem lợi ích như
thâu được 863.808 quan tiền thuế. Thực dân tha hồ
đắp lộ, lấp những con rạch nhỏ ở Sài Gòn, ở tỉnh đào
và vét kinh để tuần tiễu dễ dàng, đồng thời chở lúa
gạo, thực phẩm.

Trước năm 1875, giặc cho mở rộng và vét kinh Bo

Bo, kinh Bảo Định nhưng phù sa làm cạn nhanh chóng.
Năm 1875 - 1876, đào vét một khoảng trên sông Bến
Lức, đường về Chợ Đệm. Năm 1876, điều chỉnh khoảng
rạch Trà Ôn tới Ba Kè. Nhưng công trình chiến lược là
kinh Chợ Gạo (Canal Duperré) nối sông Cửa Tiểu qua
Vàm Cỏ để đưa nhanh chóng lúa gạo từ vựa lúa lớn nhất
vùng đồng bằng thời bấy giờ về Sài Gòn - Chợ Lớn,
thay vì đi vòng qua kinh Bảo Định. Kinh dài 12 cây số,
đào 900.000 mét khối đất, với 676.000 ngày làm xâu
trong hai tháng, bờ kinh đắp cao để làm lộ xe. Đây là
công trình lớn đầu tiên, khánh thành ngày 10-7-1877,
do chính đô đốc Nam Kỳ tham dự, để trực tiếp thách
thức những người từng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Thủ
khoa Huân hồi hai năm trước. Buổi lễ này kết hợp nghi
thức cũ mới, dựng khải hoàn môn, kết bông kết tụi,
chưng hình tứ linh, tàu sắt của đô đốc chạy tới kinh,
hai bên bờ lính mã tà sải ngựa, lại thả những trái khinh
khí cầu cỡ nhỏ để khoa trương kỹ thuật của Pháp. Nhờ
kinh Chợ Gạo, lúa gạo đến Chợ Lớn với giá thành thấp
hơn trước. Năm 1878, đào kinh Chẹt Sậy và Phú Túc
nối kinh Chợ Gạo về phía Bến Tre. Phía Hậu Giang,
đào kinh nối bờ sông Hậu về lưu vực sông Mỹ Thanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.