ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 151

151

(gọi là kinh Saintard), khoảng 1878-1879 tạm ngừng
rồi tiếp tục năm 1882.

Sau khi ra miền Nam Trung Kỳ đàn áp cuộc khởi

nghĩa Mai Xuân Thưởng, Tổng đốc Lộc vì quá tàn ác
nên không còn là công cụ hợp thời; lúc dưỡng già lại
nghiên cứu kế hoạch khai thông vùng Đồng Tháp Mười,
nơi hắn từng chạm trán với Thiên hộ Dương khá chật
vật vì địa thế hiểm trở. Lực lượng dân xâu phải đào
hơn 100 ki-lô-mét kinh lớn nhỏ, quan trọng nhất là con
kinh - gọi Tổng đốc Lộc - nối rạch Bà Bèo đến rạch
Ruộng, đem lợi ích thương mãi và chiến lược quân sự,
dài 47 ki-lô-mét, rộng 10 mét, khánh thành năm 1897.

Vì không còn chính sách bế quan tỏa cảng như thời

nhà Nguyễn nên người điền chủ được khích lệ: lúa gạo
bán dễ dàng, giá cao hơn trước. Điền chủ mượn vốn do
bọn mại bản và thương gia cho vay trước để mở thêm
đất ruộng, do đó, mặc dầu điền chủ còn ẩn lậu diện
tích, số thuế điền Pháp thâu được vẫn nhiều hơn trước.

Trong đợt vừa kể, đã dùng xáng (tàu cuốc) để đào

kinh nhưng phần lớn dùng dân xâu. Thực dân gặp phản
ứng mãnh liệt của dân phu ngay tại Sài Gòn, khi đào
kinh Bao Ngạn từ Cây Mai đến rạch Thị Nghè, nhằm
lập vành đai an ninh để dễ tuần tiễu dưới kinh và trên
bờ. Nghĩa quân đã đánh phá, giết bọn đầu sỏ; dân phu
tranh chấp với cai thầu, kế hoạch phải bỏ dở nửa chừng
(1863). Năm 1896, khi đào kinh từ sông Cái Bé qua Ô
Môn (giữa Rạch Giá và Cần Thơ), dịch thời khí xảy
ra, dân phu bỏ trốn. Hương chức hội tề, đặc biệt là bọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.