SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
cây to. Trâu rừng hàng ngàn con, họp từng bầy trên đồng
cỏ. Dọc bờ sông là rừng tre gai, măng tre có vị đắng.
Theo những sử sách của người Việt cũng như người
nước ngoài, chủ yếu là của người Pháp, thì miền đất
Nam Bộ xưa khi người Việt đặt chân đến hãy còn khá
hoang vu. Vào thế kỷ XVI trở về trước, đã có nhiều
người nước ngoài qua lại nơi này tìm phương làm ăn
buôn bán: người Trung Hoa, người Nhật, người Mã Lai,
người Ấn Độ, người phương Tây (Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha). Nhưng hầu hết họ không dừng chân lại đây
mà đi xa hơn, lên tận Phnôm Pênh để buôn bán. Người
Khơ me tập trung chủ yếu ở vùng đất Lục Chân Lạp
(lãnh thổ Campuchia hiện nay), đất cao ráo, dễ làm ăn,
nguồn lợi nhiều: tôm cá Biển Hồ. Miền hạ lưu sông
Mê Công, nay là Nam Bộ, không có mỏ vàng, mỏ bạc,
đậu khấu, trầm hương, tơ lụa, hồ tiêu v.v... để hấp dẫn
thương khách. Lúc bấy giờ có một vùng tương đối sung
túc, nhiều lúa gạo là Bãi Xàu, gần cửa sông Hậu. Phần
lớn đất đai còn rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ, khí
hậu ẩm thấp, còn khó làm ăn.
Loại mây dài mà Châu Đạt Quan nhắc đến hai lần
là mây vóc xanh tươi, mọc hoang ở đất thấp, rủ xuống
nước, nay còn để lại dấu ấn ở địa danh: Đường Mây,
Xẻo Mây, rạch Chắc Cà Đao (tiếng Khơme, đao là mây).
Cây to um tùm, nhiều bóng mát mà ông kể không hẳn
là cây sao, câu dầu mọc rải rác ở Nam Bộ mà có thể
là cây lâm vồ, cây gừa, cây xộp với mớ rễ phụ thòng
xuống bám đất, lâu ngày lớn lên như những cây cột