17
nhà, lá rụng nhiều năm đầy đất, tàng che tối om, nơi
cọp làm hang sinh đẻ. Lúa ma, lau trắng, sậy đế và tre
mọc dễ dàng trên đất mới bồi. Tre gai thích hợp với đất
cao và đất thấp, nước ngập không chết, ở nước lợ cũng
như nước ngọt. Tre mọc rất nhiều, sau này còn ghi lại
thành nhiều tên đất như Bến Tre, Xéo Tre, Vịnh Tre.
Rễ tre giữ được đất bồi như rễ sậy, rễ đước.
Cảnh hoang sơ, độc địa đó làm nản lòng nhiều người
nhưng không làm thối chí người Việt đi khai hoang, như
thực tế đã chứng minh.
Vì sao như vậy?
Vì những người đã đến đây là không thể trở về, họ
đã không thể sống được hoặc không được sống ở quê
cha đất tổ ở miền ngoài.
Quan trọng hơn là người Việt đi khẩn hoang, mang
theo mình nền văn minh lúa nước từ lâu đời của dân tộc,
tổ tiên, sống có tổ chức hơn những người đi trước. Bằng
chứng là họ đã thấy được miền đất còn hoang vu nhiều
đe dọa này tiềm năng lớn về nông nghiệp. Họ đã thấy
được “địa cuộc” tốt. Hai chữ địa cuộc do Trịnh Hoài
Đức dùng đầu tiên trong Gia Định Thành Thông Chí
không có nội dung huyền bí về phong thủy mà chỉ nơi
có nhiều thuận lợi để làm lúa nước, được tiêu tưới điều
hòa với sông rạch thiên nhiên chằng chịt sức người chỉ
cần điều chỉnh thêm sao cho có được nước ngọt uống
vào mùa hạn, không bị ngập úng vào mùa lụt, có khả
năng lui tới dễ dàng với Bến Nghé, với kinh đô Huế
theo đường bộ, đường sông, đường biển... thì có thể ở
lại khai thác được.