ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 19

19

Người ta thường nói đất này “làm chơi ăn thiệt”,

chưa hẳn như vậy.

Ảnh hưởng của gió mùa không phải chỉ có một chiều

thuận lợi. Diễn biến của thời tiết phức tạp, khó đoán
trước được, đã xảy ra thiên tai cho nhiều năm và cho
từng vùng. Gió thuận, mưa hòa vẫn là một ước mơ, là
“phước trời” cho người khẩn hoang, lập ấp. Ngập lụt,
hạn hán xảy ra theo chu kỳ dài ngắn từng mười, mười
hai năm hoặc ba, bốn năm. Người làm ruộng bám víu
vào kinh nghiệm, dựa theo sự tính toán tuần hoàn can
chi của âm lịch, thí dụ như năm Giáp Tý, năm Bính
Thìn... thì lũ lụt, mưa sớm, mưa muộn v.v...

Đồng bằng sông Cửu Long không ngoài quy luật

ấy, tuy có chiều hướng điều hòa hơn những miền khác
của đất nước.

Miền nhiệt đới thường có nhiều yếu tố không thuận

cho canh tác và sức khỏe con người. Nắng lửa mưa dầu.
Nắng đổ sao, mưa thúi đất. Như tháng nắng sau Tết, đất
ruộng rút lại, nứt nẻ như vết rạn trên đồ gốm xưa, giữa
hai cục đất khô có kẽ hở cỡ một phân tây hoặc rộng
hơn, góc cạnh khá bén có thể làm đứt chân nếu là đất
phèn. Mùa mưa đến với sấm sét, vùng đất khô nẻ trở
thành biển nước mênh mông. Cỏ chết vì nắng lửa lại
sinh sôi, mạnh khỏe hơn mùa trước, khi đất vừa thắm
ướt với trận mưa đầu mùa. Hột tràm nẩy mầm mau lẹ
nhờ khi rừng cháy, hột bị thiêu trong lửa ngọn. Cây “lúa
ma” mọc hoang, gié nở ra, lúa chín rụng từng hột khi bị
ngập, chót đuôi hột lúa dài và nhọn, rụng thì cắm nhanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.