ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 21

21

Khi trời “sa mưa giông” đầu mùa là lúc thiên nhiên

biểu dương sức mạnh. Bãi sông, đồng cỏ, rừng thưa cùng
với nước, mây nối tiếp nhau một màu. Sấm nổ xé lưng
trời. Từng mảng đất trên bãi cựa quậy, như người ta nói,
con cù tu lâu năm đang trở mình! Thật ra đó là cần đước,
ba ba sống lâu năm, nằm im mặc cho đất bùn bao phủ,
nay sống dậy hăng hái với thời tiết mới. Sấu bò tới, bò lui
trên bãi, há miệng. Con thuồng luồng trong truyền thuyết
xa xưa được nhắc lại qua hình ảnh “ông rắn mái gầm,
ông mãng xà vương” lớn hơn cái khạp đang di chuyển,
làm cỏ ngã xuống, gãy nát theo một đường dài quanh co!

Muôn vật đã vậy, con người tinh khôn và có tổ chức,

càng phải thích ứng với môi trường mới, để tồn tại và
phát triển.

*

* *

Đồng bằng Nam Bộ chia ra hai phần cao thấp rõ

rệt. Vùng cao với phù sa cổ, vùng thấp với phù sa mới.
Lằn ranh giữa hai vùng ăn theo con đường từ Tây Ninh
tới Sài Gòn, xuống phía biển theo hướng Long Điền.

Khu vực phía Tây Nam, thường gọi là đồng bằng

sông Cửu Long gồm phù sa mới với quá trình bồi tụ - còn
gọi là trầm tích - khá phức tạp, không đồng đều, tạo ra
những vùng đất cao thấp khác nhau, tuy chỉ chênh lệch
đôi ba mét tưởng như không đáng kể nhưng lại rất quan
trọng trong khi làm lúa nước theo kỹ thuật cổ truyền với
nước trời và chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.