ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 23

23

biệt đó không đe dọa cuộc sống dân cư vì phần lớn nước
lụt đã rút ngược về cái hồ lớn thiên nhiên là Biển Hồ
để rồi từ từ tháo ra. Đồng thấp và những vùng trũng lớn
ở Nam Bộ cũng là nơi chứa nước (Đồng Tháp Mười),
một phần nước lụt tuôn tràn ra bờ sông Hậu, thoát ra
vịnh Thái Lan.

Những giồng ở ven sông, ven biển là những điểm

tựa quan trọng nhất trong công tác khẩn hoang. Giồng
không bị ngập lụt, dễ tìm mạch nước giếng, dễ cất nhà,
ăn ở hợp vệ sinh. Giồng ở ven sông, rạch được lợi thế
về tiêu tưới nước ngọt, do nước lớn nước ròng. Đồng
bào ngày trước gọi đó là phong thủy tốt “thông lưu quán
khái”, nôm na nói “sông sâu nước chảy”.

Như vậy, ranh giới giữa đất tốt và xấu, ưu đãi và

không ưu đãi gần trùng hợp với ranh giới hằng năm lũ
lụt của đồng bằng sông Cửu Long, cũng gần trùng hợp
với đường Quốc lộ 4

(1)

từ Sài Gòn đi Tiền Giang. Ảnh

hưởng của lũ lụt phía Nam ranh giới này không đáng kể
vì đất giồng cao lại gần cửa biển, còn gọi đất cầm thủy.
Ở sông rạch, mức nước sai biệt giữa hai mùa không cao
lắm, khoảng 2 mét, có thể giải quyết với một hệ thống
mương nhỏ, kinh đào. Ở đây cây dừa, cam, quít không
bị ngập gốc mùa nước lớn. Trái lại, phía Bắc ranh giới
này (vùng Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngự, Mỹ Đức,
kể cả vùng Cù lao Ông Chưởng) tuy có phù sa tốt bồi
thêm hàng năm nhưng vì mực nước chênh lệch quá lớn

1 Nay đổi tên thành Quốc lộ 1. (BTV)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.