SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
(non 4 mét) giữa hai mùa nên cây cối xơ xác vì bị khô
mùa hạn, bị ngập mùa nước. Ngoài nguồn lợi chính là
lúa ruộng, cư dân vùng này không có nguồn lợi từ những
vườn cây ăn trái, bù lại được nguồn lợi cá tôm.
Phần đất còn lại, xấu hơn, gọi là đất đồng (theo
nghĩa rộng mênh mông) quá thấp, bị úng vào mùa lụt,
cỏ mọc lan tràn, phèn tích tụ nhiều đời. Có hai loại
cỏ tiêu biểu nơi phần đất này là đưng và bàng (người
Pháp gọi chung một tiếng là jone). Ngoài ra có cỏ năng,
bông sen, bông súng, lúa ma. Rải rác giữa vùng trũng
nổi lên vài gò cao, giồng nhỏ chỉ đủ cho một số ít bám
trụ làm ruộng ở đó. Vùng trũng to nhất của Nam Bộ là
Đồng Tháp Mười, ban đầu tên đất này chỉ dành cho một
vùng trũng nhỏ, sau dùng để chỉ luôn cho toàn vùng,
dài khoảng 130km, rộng khoảng 30km. Nối tiếp với
Đồng Tháp Mười, về phía Hậu Giang là vùng thường
được gọi là “tứ giác” giữa các thị xã Châu Đốc, Long
Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên: đất thấp, tới mùa nước lụt,
dãy Bảy Núi trở thành hòn non bộ giữa cái bể cạn, nước
ngập sát chân núi. Cây bảy thưa, cây gáo sống mạnh,
dầm chân trong biển nước ngọt. Trong vùng đất quá
thấp này, cây tràm mọc từng mảng lớn, như một khu
rừng trầm thủy, tạo môi trường tốt cho cá, lươn, rùa,
ếch, rắn sinh sôi nẩy nở nhanh chóng. Phía vịnh Thái
Lan, rừng tràm chạy dài ven biển nối vào rừng đước ở
Mũi Cà Mau.
Đất đồng, đất trũng ngày trước nhiều cá tôm, củi,
mật ong, sáp nhưng đường đi lại khó khăn, có lúc thiếu