ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 25

25

lúa gạo ăn qua ngày, lại thêm bệnh sốt rét kinh niên,
giết chết nhiều người, ít ai dám định cư.

Đất Nam Bộ nhiều kinh rạch. Những con rạch nhỏ

nối liền bờ sông cái vào cánh đồng. Rạch dẫn nước vào
đất trũng, chỗ thấp nhất gọi là lung, bàu, láng, hà lãng,
tùy theo chiều sâu và hình dáng. Rạch lại chia thành
nhiều nhánh nhóc, nước chảy theo thủy triều, nước lớn
từ sông cái vào ngọn, nước ròng từ ngọn rút ra, chớ
không chảy theo độ nghiêng của đất.

Rạch bắt nguồn từ bờ sông cái để đổ vào ruộng. Tên

rạch thường có chữ “cái” đứng đầu, có lẽ do chữ “ngả
cái” tức là ngả đổ ra sông cái, nói gọn lại.

Theo quy luật trầm tích, bờ rạch nhỏ lần hồi có giồng

nổi lên, mỗi năm một cao do nước lụt tràn bờ, lau sậy
mọc lên giữ đất phù sa lại. Rạch tạo ra những giao điểm
trên bờ sông cái. Người ta thấy từ chợ Long Xuyên lên
chợ Thốt Nốt, trên quãng đường chừng 19km có tới 30
con rạch lớn nhỏ cắt ngang bờ sông Hậu, về sau bắc
cầu, bề dài những cây cầu này cộng lại 917 mét, bình
quân 21 mét đường lộ có 1 mét cầu

(1)

. Theo con đường

từ An Hữu lên Cao Lãnh, dọc bờ sông Tiền, trên khoảng
đường dài 32km có 24 cây cầu sắt. Ở tỉnh Kiên Giang,
xã Vĩnh Hòa Hưng, trên sông Cái Lớn từ Ủy ban xã
đến ấp Vĩnh Anh, phải qua 241 cầu lớn, nhỏ, đơn sơ,
bắc qua rạch, cống, mương mà mỗi nhà đều đào. Con
đường đó quanh co, tính đường chim bay, chỉ là 7km...

1 Xem Monographie de la province de Long Xuyên của Victor Duvernoy

Edition du Moniteur de L’Indochine, Hà Nội 1930.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.