ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 20

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

xuống bùn! Mùa nắng, hột lúa rụng được bảo quản trong
đất khô để rồi nẩy mầm, lên mạ non khi nước lụt dâng
cao. Mùa lụt, cá nước ngọt trôi theo nước ra khá xa vàm
biển. Ngược lại, tới mùa khô, cá biển và cá nước lợ lại
theo thủy triều mà vào sâu trong lòng sông. Cá rô với
vảy cứng có thể lóc đi trên bùn đất khô. Cá trê, rùa, lươn
có thể sống trong bùn mà không ăn uống trong vài ba
tháng nắng. Cá sặt đẻ trứng trên khô, mùa nắng trứng
bay tung theo gió rồi đáp xuống như hạt bụi để nở ra
trong vũng nước đầu tiên của cơn mưa đầu mùa. Con
cò quắm, nhan sen, trích ré, trích cồ là chim trời nhưng
đậu và ngủ trên bùn. Chim bồ nông, già sói ở Mũi Cà
Mau quen bay từng đàn đến tận Biển Hồ đất Campuchia
để ăn cá mùa lụt rồi trở về rừng cũ.

Muông thú đều phải thích ứng với mùa mưa, mùa

nắng, với đất khô và sông rạch ao vũng để sống còn
và lớn lên.

Người trước kể lại, đến như cọp quen uống nước

suối, dạo chơi quanh sườn núi, xuống đây phải làm
quen với phong cảnh mới: uống nước bùn, lội bì bõm
trên sình lầy, không có hươu nai thì phải ăn cá thòi
lòi, ăn cua, bơi lội vụng về như chó từ bờ sông qua cù
lao để rình mồi giữa bụi dừa nước ở nước lợ, không
được thoải mái như bầy sấu lội rong chơi từ vàm ra
biển rồi trở vào vàm sông khác. Thong dong nhất có
lẽ là diều quạ, ó biển đáp xuống sông to, rạch nhỏ,
ngày ăn cá thừa thãi, đêm đến lại vào rừng cây um
tùm nghỉ ngơi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.