189
Vĩnh Long, Châu Đốc, Phnôm Pênh. Lần đầu tiên, một
chiếc tàu đò có tầng mua từ Hương Cảng xuất hiện.
Công ty tàu thủy lập Sở sửa chữa ở Thủ Thiêm, xí
nghiệp tư nhân CARIC (chỉ đứng sau Sở Ba Son của
Nhà nước). Chánh phủ trợ cấp cho thầu những dịch vụ
về bưu chính, chuyên chở. Công ty này đến năm 1882
lại sang nhượng, thành lập công ty khác, với quy mô
rộng, đứng đầu là tên J.Rueff, do ngân hàng Kohn de
Reinach tài trợ, mở chi nhánh tận Xiêm, nhờ đó bọn “cò
tàu” dễ làm giàu với nghề buôn á phiện lậu, lực lượng
gồm 28 chiếc lớn (trọng tải từ 300 đến 500 tấn), một số
nhỏ hơn (khoảng 50 tấn), chạy tận Biển Hồ và miền Hạ
Lào, ký thêm giao kèo với Campuchia và Lào để chở
thư từ, vật liệu với điều kiện có lợi to (ta gọi tàu Nam
Vang, tàu Mỹ (Mỹ Tho), tàu Lục Tỉnh, Messageried
fluviales de Cochinchine):
* Tuyến Đông Bắc:
- Từ Sài Gòn đi Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu,
Bà Rịa, Tây Ninh (qua Gò Công, Bến Lức, Trảng Bàng).
- Tân An đi Gò Công.
- Tân An đi Gò Bắc Chiên, Hưng Nguyên, Soài
Riêng.
* Từ Tuyến Hậu Giang:
- Từ Phnôm Pênh đi Ba Nam, Châu Đốc; tại Châu
Đốc có tàu xuống Sóc Trăng, Đại Ngãi.
* Tuyến Campuchia:
- Từ Sài Gòn đi Bến Chùa, Mỹ Tho, Cái Bè, Vĩnh
Long, Sa Đéc, Cái Tàu Thượng, Chợ Thủ, Tân Châu,