ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 191

191

- Tuyến Sông Lớn (Grand Fleuve), gọi Sông lớn là

phần của Cửu Long từ Phnôm Pênh trở lên Lào.

- Từ Phnôm Pênh đi kra Chê, Stung Treng.
Trên đây là hành trình năm 1899, lúc chưa có kinh

Xà No, vùng đất giữa Cần Thơ, Long Xuyên và vịnh
Xiêm La chưa khai phá; Rạch Giá, Cà Mau chưa định
hình. Từ Rạch Giá chỉ có tàu nhỏ của nhà nước chạy
mỗi tuần một lần qua Long Xuyên, theo kinh Núi Sập
(Thoại Hà). Lần hồi, những tuyến vùng đồng bằng mở
rộng, thêm nhiều bến. Đến khoảng 1923-1924, Công
ty đường sông này không còn được ưu tiên như trước.
Song song với tàu của công ty Pháp, người Hoa cũng
sắm tàu, ráo riết cạnh tranh để rồi đến những năm gần
1930, lại thắng thế.

Đường bộ với xe ô-tô khách phát triển từ sau chiến

tranh. Thế giới thứ nhất, nhưng mãi về sau, đường thủy
vẫn còn ưu thế. Lúa gạo, bò thịt từ Campuchia bán ra
nước ngoài, qua cảng Sài Gòn vẫn nhờ vào đường thủy.

Ngành tàu thủy sử dụng khá đông công nhân coi lái,

chụm lò, chất củi sẵn ở mỗi bến để chụm nồi hơi nước.
Bình quân, mỗi tuần có hai ba chuyến tàu qua lại, những
bến ở hai bờ sông Tiền và sông Hậu rộn rịp lên, thu hút
nhiều dịch vụ, nhất là vào đêm. Nhờ sông Cửu Long,
Nam Bộ và nước Campuchia gắn bó hữu cơ với nhau,
vì tất yếu địa lý, lịch sử. Ca dao nhắc lại những chuyến
tàu Nam Vang đã phổ biến, người gần biên giới thường
qua lại: ngoài nghề làm công cho giới thầu đánh cá ở
Biển Hồ, còn nghề mua bán trâu bò, bán ghe thuyền,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.