ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 193

193

Âu: Hỵ vọng sẽ mở nông trại. Năm 1864, khoảng 200
người Ấn sống với nghề nuôi bò, đánh xe ngựa; người
Hoa kiều thích mua bán, người Việt hồi cư sống tập
trung ở mé rạch Thị Nghè và vùng Cầu Ông Lãnh mà
thôi. Cũng năm 1864, tại nền đất Thảo Cầm Viên ngày
nay, nhà nước lập vườn ương cây giống, trước tiên là mít
và cau để bán lại nhưng chẳng ai mua. Lại thí nghiệm
cây cà phê, năm 1871, bán ra 25.000 gốc cho người
Âu lập đồn điền. Việc tạo ngựa giống xúc tiến từ năm
1864, tại khoảnh đất sau là thành Ô-ma, sát Sài Gòn
nhằm tận dụng khu đất rộng phía đường Nguyễn Thị
Minh Khai và Lý Thái Tổ ngày nay. Ngựa gốc Maní,
Á Rập và bò sữa lần hồi bịnh hoạn rồi chết; lại trồng
một héc-ta lúa, giống Miến Điện nhưng không kết quả.
Rồi thử đưa giống cỏ từ Mỹ châu, trồng để nuôi ngựa,
thêm vài giống mía (nay hãy còn gọi cỏ ngựa, cỏ Tây,
mía Tây...). Nông trại “Ô-ma” giải tán vì lỗ vốn. Trâu
bò từ trước không cần nuôi, mua từ Campuchia giá rẻ
hơn. Nhưng người Pháp vẫn muốn nuôi bò nhằm cung
cấp thịt và sữa tươi cho người Âu. Giống trừu đem từ Ả
Rập, từ miền Nam Trung Quốc không sống bình thường
được. Phía tây khu vực Bà Điểm, người Pháp phát hiện
vùng đất đưng và cỏ quá rộng (vùng Nhị Xuân ngày
nay), dự định nuôi 280 con bò đực và 7.000 con bò cái,
nhưng xem kỹ thì thiếu nước uống, thiếu cỏ vào mùa
nắng, lại còn cọp tới lui khuấy rối.

Từ 1868, ban lịnh miễn thuế từ 33 đến 70 phần trăm

cho đất trồng mía, trồng dâu nuôi tằm, trồng chàm (để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.