ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 195

195

Trước khi Pháp đến, Ba Tri (Bến Tre), Tân Châu

(Châu Đốc) đã nổi danh với nghề tằm tơ. Đất giồng ở
Bến Tre, Trà Vinh đã trồng bông vải với năng suất tốt.
Mặt yếu của người Pháp là kinh nghiệm về bông vải;
họ thử đem phổ biến hột giống bông Ai Cập, bông Mỹ,
không theo dõi. Trong khi người Việt đang cần vải để
làm mùa, nước Pháp chỉ có khả năng sản xuất tơ lụa mà
thôi. Vải là mặt hàng mạnh, do người Anh nắm, đưa sang
Nam Kỳ theo đường Singapore, Băng Cốc. Dừa trồng
nhiều ở Mỹ Tho, Bến Tre nhưng chưa được cải tiến về
cách ép dầu, như trường hợp ép dầu phộng ở Biên Hòa.
Người Pháp nghiên cứu thử mỏ sắt ở Long Thành, năng
suất quá thấp, khai thác từ đời Tự Đức. Lò gạch phía
rạch Lò Gốm của Hoa kiều đạt phẩm chất tốt. Ở Hà
Tiên và gần đấy, bên đất Campuchia, từ 1867 đã thành
lập nhiều lò vôi danh tiếng, tại núi Càn Long, cung ứng
cho xây cất (quen gọi vôi Càn Long).

Việc khai thông qua nước Campuchia đem nhiều

nguồn lợi từ 1864. Bọn kinh doanh phiêu lưu đi thám
biên giới Lào, thử tìm hầm mỏ và mua bán với nhà
vua Campuchia, chú ý vào nguồn lợi cây gỗ, đưa về
Sài Gòn. Bấy giờ, rừng miền Đông chưa được an ninh,
hằng năm Sài Gòn nhập khoảng 30.000 tấn gỗ, ván xẻ,
từ Singapore. Bọn mại bản Chợ Lớn cũng tiếp tay với
thực dân, lên Phnôm Pênh thầu hoa - chi á phiện, sòng
bạc, thầu xây cất dinh thự, công sở. Lúc thị trường bông
vải khan hiếm trên toàn thế giới, có lúc bọn kinh doanh
nghĩ đến việc thành lập nhà máy cán bông vải ở mé

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.