SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
sông, đường đi Chợ Lớn, nhằm chế biến bông vải nhập
từ Campuchia nhưng thất bại. Cá khô, trâu bò, nhất là
tiêu, đưa về cảng Sài Gòn xuất khẩu.
Ngoại trừ những nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn, Sài
Gòn thì không có ngành kinh doanh tư nhân đáng kể.
Nhà máy đường thành lập ở Biên Hòa từ năm 1870,
thay chủ ba lần trong ba năm rồi ngưng, vì đặt cái cày
trước con trâu, chưa đủ mía đã lập nhà máy. Nhà máy
rượu bia lập năm 1874 hoạt động đến năm 1878, lần hồi
dùng lúa nếp thay cho lúa mạch! Trại cưa máy không
sống nổi, lập năm 1869, phá sản năm 1875.
*
* *
Người Pháp thấy làm ruộng là chắc ăn, với nhân
công rẻ, khẩn đất ưu tiên. Sớm nhất, có Taillefer, một
sĩ quan hải quân, năm 1864 đưa kế hoạch làm thủy lợi
với quy mô to: đắp hai đầu con rạch Bảo Định (Tân An
qua Mỹ Tho), dùng máy chạy hơi nước bơm cho người
làm ruộng hai bên bờ, để tiêu tưới làm hai vụ, nhưng
lúc đó Pháp vừa chiếm ba tỉnh miền Đông. Đồng Tháp
Mười chưa yên ổn, chưa kể sự chống đối âm ỉ ở Mỹ
Tho, Taillefer đến Cù lao Năm Thôn, nơi khai thác từ
lâu, sẵn vườn cây ăn trái, ruộng nương vắng chủ. Hắn
trưng khẩn, trong thực tế là giựt đất, bên cạnh cù lao là
đồn Cái Bè, nơi tên Việt gian khét tiếng Trần Bá Lộc
đang truy nã người yêu nước, bắt bớ cả người vô tội.
Hắn khai thác kiểu mướn nông nô, mỗi ngày, tới giờ