SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
ngoài không được vào ăn cỏ; cấm vào khuôn viên đất mà
tìm củi. Theo lễ phép thời ấy, dân gặp hương chức làng
thì xuống ngựa mà chào, chuyện bình thường. Nhưng
họ rất khó chịu khi xuống ngựa để chào chủ điền Pháp
hoặc bọn lính săn đá Pháp đóng đồn gần đó. Rốt cuộc,
đồn điền này giải tán vì dân phu vay nợ lần hồi bỏ trốn,
trâu bò bị đánh cắp và ban đêm họ xúm nhau đốt trại.
Bấy giờ, trong dân gian chưa thống nhất về đo lường:
một mẫu ta bằng nửa héc-ta, một lượng là 39 gam, một
giạ lúa nặng 32 ki-lô. Đó là nói giạ đôi, bằng hai giạ
thường. Đong gạo dùng cái ô bằng đồng hoặc bằng cây,
10 ô vào một giạ. (Người Pháp ra qui định một giạ là
40 lít, trước đó trong dân gian quen dùng vuông, còn
gọi là giạ, khoảng 36 lít). Ở Gò Công, từng thí nghiệm
giống lúa Miến Điện, không đạt kết quả vì hai lý do,
mặc dầu lúa Miến Điện nặng cân:
- Lúa vừa chín là rụng hột ngay, khi gió thổi nhẹ.
- Lúa có đuôi dài và nhọn, trâu đạp lúa hột chừng
một ngày là bị thương, sưng chân.
Gạo Gò Công hột tròn, khá ngon, trên thị trường
quốc tế bằng giá với gạo hột dài (gọi mẫu gạo Vĩnh
Long), nhưng hơi thấp giá so với gạo Ba Thắc (còn gọi
mẫu gạo Bãi Xàu, Sóc Trăng).
Năm 1878, nhiều công ty và tư nhân Pháp lập đồn
điền nhỏ ở Thủ Đức, núi Châu Thới, hoặc ngay Chợ Đũi,
rồi lần lượt Ngã Năm Bình Hòa, Hạnh Thông Tây. Đất
gần Sài Gòn, thường để nuôi ngựa, nuôi heo, trồng cây
ăn trái. Đất ở Bình Khánh (Nhà Bè), người Pháp đã thử