ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 260

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

với Đồng Xoài, chợ Dinh. Sông Ngã Bảy với Nguyễn
Huệ đốt tàu chiến đầu tiên của thực dân Tây phương can
thiệp vào lãnh thổ nước ta từ thế kỷ thứ XVIII.

Vũng Tàu, nơi thuyền buôn thường ghé để lấy nước

ngọt và củi là thủ sở quan trọng với đồn trại kiên cố gọi
bảo Phước Thắng, xây theo hình tròn. Côn Đảo từ năm
1838 về trước thuộc tỉnh Gia Định, sau trực thuộc vào
tỉnh Vĩnh Long. Đây là quần đảo có đất để làm rẫy và
có đồng cỏ để nuôi ngựa. Năm 1686, tên Pháp Vê-rê
(Vérêt) chủ một thương quán ở Xiêm từng chú ý đến
vị trí đảo Côn Nôn trên đường hàng hải từ Trung Quốc
qua Ấn Độ. Năm 1702, nhóm công ty thương mãi của
người Anh tự ý chiếm đóng Côn Đảo, bố trí đồn lũy với
khí giới hẳn hòi và thiết lập kho chứa hàng hóa. Quan
trấn thủ Trấn Biên là Trương Phúc Phan dùng kế nội
ứng. Đa số binh sĩ của công ty nói trên gốc người đảo
Xê-lép (Célèbes) đánh thuê. Trương Phúc Phan cho 15
người cùng thổ dân ấy giả vờ xin giúp việc cho công
ty để rồi nổi dậy vào ngày 3-3-1705 giết bọn thương
gia mà kỳ thật là bọn xâm lược đến lãnh thổ của ta mà
không xin phép trước. Tất cả người Anh trên đảo đều
bị giết trừ 3 tên chạy thoát. Năm 1721, tên đại diện của
công ty thương mãi Pháp ở Ấn Độ tới Côn Đảo ghi dân
số chừng 200 kể luôn đàn bà và trẻ con. Hắn thất vọng
cảm thấy bị cô lập ở nơi khó trồng tỉa, khó phòng thủ vì
vậy mà tự động rời đảo sau non một năm chiếm đóng.
Tuy nhiên, thực dân Pháp vẫn thèm thuồng vị trí Côn
Đảo, theo cái nhìn còn hạn hẹp thời bấy giờ. Bằng cớ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.