ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 259

259

dà, cây đước, cây su, cây vẹt và những cây tạp cành lá
giao nhau, rừng cây xanh rậm, che kín mặt trời. Người
ta kéo vào đốn những cây ấy để làm nhà cửa, rào dậu,
than củi không ngày nào ngớt. Còn những hải sản như
tôm cá, cua, sam, ốc thì bắt dùng không hết mà cũng
không có ai ngăn cấm. Ấy là món lợi rất lớn, rất công
bằng của trời đất sanh ra để nuôi dưỡng người dân
Gia Định”

(1)

.

Xưa nay hễ nói đến cảnh đẹp tiêu biểu cho địa

phương, thì giới thiệu đồi núi, sông rạch, thành quách
nhưng giới nho sĩ Gia Định đã dám ca ngợi một vũng
nước trong rừng Sác sình lầy hoang vu, đến chơi thì có
thể bị thiệt mạng. “Vũng nước sâu rộng, có nhiều rạch
lớn nhỏ đổ vào. Khi ánh mặt trời sớm chiều với bóng
mây rọi xuống lẫn vào bóng cây xanh mát,sóng nước
lao xao thì từ xa nhìn đến quả là cảnh tượng tươi thắm.
Trong vũng này, nhiều cá sấu nương náu, thường rình bắt
người nên có câu ngạn ngữ: “Dữ như sấu vũng Gấm”

.

Vũng Gấm là tên vũng nước lóng lánh sắc gấm vừa mô
tả. Trong những thắng cảnh ở đất Gia Định mà Trịnh
Hoài Đức ca ngợi, vũng Gấm đứng ngang với Nhà Bè,
gò Cây Mai, rừng Trảng Bàng, sông Mỹ Tho, bến cá
Biên Hòa. Trên sông Ngã Bảy nổi sóng giữa rừng Sác
mà trông về phương Bắc thấy núi Dinh ở chân trời thì
lòng dạ người dân Việt cảm thông với công lao dựng
nước và giữ nước của tổ tiên hơn ở đâu hết. Núi Dinh

1 GĐTTC, Sơn Xuyên Chí, Biên Hòa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.