ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 257

257

đường Thuận Kiều vì nối lên làng Thuận Kiều của Hóc
Môn). Phía Sài Gòn, còn nhiều chợ nhỏ như chợ Cây
Đa, chợ Hàng Dinh, chợ Vải...

Bên kia sông, chợ Thủ Thiêm ở làng An Lợi (thành

lập chính thức vào năm 1751), sau tách ra thêm làng
An Lợi Đông, phía lưng giáp với giồng Ông Tố chuyên
ruộng nương và vườn tược. Muốn qua Sài Gòn nhờ “con
đò Thủ Thiêm”

.

Từ cảng Sài Gòn ra biển, nơi giao tiếp với sông

Đồng Nai là Nhà Bè, chợ sung túc thời xưa với sự tích
ông thủ Huồng (Hoằng) từng kết bè đậu thường trực để
bố thí cơm gạo và nước ngọt cho ghe thuyền chờ con
nước thuận lợi vào Sài Gòn hoặc lên Biên Hòa “Ai về
Gia Định, Đồng Nai thì về”

.

Khỏi Nhà Bè, bắt đầu vào khu vực rừng Sác mà

sông Lòng Tàu chảy ngang qua. Sông rạch lớn nhỏ
chằng chịt nhưng chỉ riêng sông Lòng Tàu có lòng
lạch sâu, tàu thuyền ra vào dễ dàng từ xưa. “Sác”,
tiếng nôm gọi rừng nước mặn trên bãi sình lầy (nay
hãy còn nói cây sác, trái mướp sác là trái mướp rừng,
hình tròn). Cây đước, cây vẹt, cây sú là giống nguyên
sinh, trái rụng cắm xuống bùn cây con mọc lên nhanh
chóng. Đồng bào chuyên nghề đốn củi tập hợp thành
vạn theo chế độ thuế khóa riêng gọi Vạn Sài Tân, nay
còn tên đất. Cây rừng không to lớn, cao ráo như ở phía
Mũi Cà Mau nhưng chắc thịt, thớ cây chặc chẽ hơn,
khi hầm cho loại than tốt, nhiều nhiệt lượng. Rạch lớn,
rạch nhỏ chảy trên bãi bùn như ở Cà Mau nhưng quanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.