ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 255

255

đến, có hình vẽ với cây cầu bắc qua con kênh lớn (gọi
là Grand Canal).

Chợ Bến Sỏi

từ cột cờ Thủ Ngữ đến khoảng đầu

đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Sỏi là sạn sỏi của doi đất
cứng vùng cao, nhờ vậy bờ sông lở, dùng làm bến tắm
ngựa voi. Cửa ngõ vào Chợ Lớn, liên lạc với vùng Khánh
Hội nhưng khó bắc cầu vì vàm rạch to, nước chảy mạnh.

- Chợ Điều Khiển ở khu vực Đồn Dinh. Thời trước

thường nghe nói tới chợ Điều Khiển nhưng khi Pháp
đến, tên chợ này trở thành xa lạ. Có nên đặt giả thuyết:
vùng Đồn Dinh và chợ Điều Khiển lần hồi phân tán, gọi
là chợ Đũi. Phía Bắc khu vực này ăn đến góc Xô Viết
Nghệ Tĩnh - Cách mạng tháng Tám, sau khi người Pháp
đến, chợ nhóm ở vùng chùa Bà (hãy còn, cất năm 1874).
Nguyễn Liêm Phong trong Nam Kỳ phong tục diễn ca,
in năm 1906 ghi: “Chợ Đũi sung túc nhà cửa. Có cảnh
chùa Bà tuy nhỏ mà linh”

. Phía Nam, vùng Chợ Đũi ăn

tới rạp Thành Xương cũ, qua đường này là Bùi Chu với
nhà thờ Huyện Sĩ của họ đạo Chợ Đũi.

- Chợ Nguyễn Thực lập từ năm 1727 do Nguyễn

Thực từ Quảng Ngãi đến khai phá rừng hoang “Một
chỗ tụ tập đông đúc ở gò núi và lấy tên ông đặt làm tên
chợ”

(Đại Nam Nhất Thống Chí). Nay là chợ Phú Thọ

Hòa Lò Da, bên đường Lê Đại Hành, gần gò đất cao
của chùa Giác Lâm.

- Chợ Thị Nghè ở khoảng chợ Thị Nghè ngày nay.
- Chợ Xã Tài sung túc, ngày nay còn đường Xã Tài,

tức chợ Phú Nhuận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.