SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
bộng giếng mà thôi, bốn phía sông bao vây đều đục và
mặn duy trong giếng nước ngọt tràn lên. Người ở khắp
gần xa, ghe thuyền qua lại cùng những thuyền chuyên
nghề múc nước chở đem đi đổi (lấy tiền) ở các nơi đều
đến giếng này”
(1)
. Mội nước chảy từ đáy sông cứ đắp
bờ khoanh vùng để phân biệt với nước mặn trong lòng
sông. Phía trên lại còn giếng Hộc, giếng Tân Hóa. Đầm
ao thiên nhiên cung cấp nước vào mùa nắng phía Chợ
Lớn: Đầm Sen ở chùa Giác Viên, Bào Tháp trên đường
đi Phú Thọ. Bản đồ năm 1885 ghi cái bàu to, bên kia
đường Lý Thường Kiệt, cạnh nhà bảo sanh Hùng Vương
ngày nay. Vùng Chợ Quán hãy còn tên đất Bào Sen.
Chợ phố Bến Nghé khá nhiều, qua thời gian có
thay đổi ít nhiều về mức sung túc, sau vụ khởi binh
Lê Văn Khôi.
- Chợ Bến Thành, cảng chánh thức của Bến Nghé
ở sát mé sông lớn, từ cột cờ Thủ Ngữ ngày này ăn qua
khỏi đầu đường Nguyễn Huệ. “Dọc theo bến sông ghe
buôn lớn nhỏ đều đậu nối liền... Phố chợ, nhà cửa trù
mật dọc theo bến sông... Ngày đầu mùa xuân, có lệ thao
diễn thủy binh”
(Trịnh Hoài Đức). Chợ được mô tả với
rạch Sa Ngư, có cầu bắc qua; hai bên gầm cầu và chạy
dài theo bờ rạch Sa Ngư, là phố ngói bán trăm thứ hàng
hóa. Rạch Sa Ngư ở đầu chợ, phía Bắc đúng là con kênh
sau này lấp lại, trở thành đường Nguyễn Huệ thời Pháp
1 ĐTTC, Gia Định, Sơn Xuyên, bản đồ Sài Gòn 1885 ghi rõ vị trí,
người Pháp bấy giờ xem như kỳ quan, đặt tên giếng Bá Đa Lộc (puits
d’Adran).