ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 252

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

Vì nhu cầu nối liền Bến Nghé với đồng bằng sông

Cửu Long quân và dân ta khơi thông kênh Ruột Ngựa,
nhờ đó đường thủy từ Chợ Lớn tiếp giáp qua sông Bến
Lức, ra Vàm Cỏ Đông (1772). Mặt khác cũng là công
trình khai thông cho rạch Vàm Bến Nghé ăn vào Chợ
Lớn, vét sông cũ, đào thêm kênh mới cho liền lại, ngay
thẳng và sâu hơn gọi là kênh An Thông, nôm na là kênh
Tàu Hủ (1819). Nhờ đó mà rạch Vàm Bến Nghé ngày
xưa “dòng sông chảy ngang rất mạnh, ghe thuyền lớn
đi lưu thông được, cứ theo nước lớn nước ròng mà ra
hay vào, qua lại không dứt”

(GĐTTC). Từ Gò Công,

Cần Guộc, vựa lúa của miền Nam thời xưa, lúa gạo có
thể chuyển về theo đường Rạch Ông.

Phía Chợ Lớn từ khoảng sau 1777 người Hoa kiều từ

Biên Hòa chạy đến rất đông nhưng ta nắm vững quyền
lực chính trị, chia các khu phố ra từng làng như ở phía
Bến Nghé. Trên đất cao nhiều ngôi chùa Việt dựng lên,
nổi danh nhất là chùa Giác Lâm (1774) trên gò Cẩm
Đệm, chùa Giác Viên, chùa Cây Mai, chùa Gò.

Khu vực Chợ Lớn (xưa gọi Sài Gòn) có bến cẩn đá

để gìn giữ mé rạch sình lầy. Theo bản đồ Trần Văn Học
đời Gia Long, Chợ Lớn ăn từ con đường nay là Tản Đà
đến khoảng đường Kim Biên, không to về diện tích,
nhưng người thì tập trung. “Người Hoa kiều và người
Việt ở lẫn lộn, nhà phố dài độ ba dặm”

. Người Hoa

chia ra từng bang. Bang trưởng chịu trách nhiệm về thuế
vụ, chăm sóc hành động từng kiều dân. Người Hoa lai
Việt hưởng quyền lợi như người Việt, lập ra làng Minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.