ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 256

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

- Chợ Tân Kiểng (Cảnh) quanh quẩn vùng đình Tân

Kiểng ngày nay, ở sát lộ, nối tiếp với nhánh nhóc của
rạch Chợ Quán. Thời xưa, chợ này có khi dùng làm
pháp trường để xử tội nhân. Chợ nhóm sung túc, ngày
Tết nổi danh với những giàn đu tiên, quanh chợ là vườn
tre, cây cối sầm uất. Nguyễn Đăng Trường, bầy tôi của
chúa Nguyễn từng bị Tây Sơn bắt ở miền Trung rồi tha
tội, khi vào Nam trốn lánh bị bắt ở vùng này.

- Chợ Sài Gòn tức Chợ Lớn ngày nay ở hai bên

quan lộ, nay là góc Triệu Quang Phục - Nguyễn Trãi
có người Việt ở chung, dài chừng một kílômét rưỡi với
đường nhỏ xẻ ra từng ô, mua bán tấp nập, phân chia
làng xã. Người Hoa duy trì tập tục với đền, miếu thờ
Quan Công, Mã Hậu, Ông Bổn; thường bày lễ lạc tốn
kém, kèn trống huyên náo. Nhiều chợ nhỏ ở lân cận,
với những xóm chuyên nghiệp. Phía Tây, sát Chợ Lớn
là chợ Phước Lâm, một đỗi thì tới Phú Lâm.

Theo đường thủy đi Bến Lức, còn chợ Ngã Tư (gần

cầu Bình Điền ngày nay) ở làng Bình An, Đại Nam Nhất
Thống Chí

ghi “Dọc theo đường sông, phố xá trù mật

có bán ghe thuyền cỡ nhỏ, than củi, dầu chai, bao hàng
(cà

-ròn), buồm ghe”. Ta nhận ra Chợ Đệm trên đường

đi Bến Lức rồi Tiền Giang, ghe thương hồ thường ghé
tu bổ, nghỉ tạm, ăn uống. “Chim đại bàng bay ngang
Chợ Đệm. Ông Lưu Bị nói chuyện chiêm bao”

(bàng,

đệm, bị, bao).

Rau cải từ Hóc Môn, Bà Điểm chở xuống cung cấp

cho Chợ Lớn, tụ điểm phân phối là Chợ Rẫy (nền nhà
thương Chợ Rẫy ngày nay, trước mặt nhà thương còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.