ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 264

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

Trầu. Gò Vấp cung cấp thêm thuốc hút. “Hết gạo đã
có Đồng Nai, hết củi đã có Tân Sài chở vô”

. Củi Tân

Sài ở vạn Sài Tân, rừng Sác.

Về phía đồng bằng sông Cửu Long, ghe buôn qua

sở thuế Bến Lức (phiên âm là Lật Giang), ngược lên
Thủ Dầu Một qua sở thuế Thị Nghè. Hai sở này đạt con
số thâu vào bậc nhất nhì của Nam Kỳ Lục Tỉnh. Năm
1873, mỗi sở đem lại 16.300 và 13.000 quan. Nhờ đường
thủy Bến Lức mà hàng hóa Sài Gòn trao đổi đến tận
Cam-pu-chia qua chợ Cái Bè “phố xá trù mật”, nhiều
nhà làm nghề thợ nhuộm, nhà giàu hay trữ cau đem bán
cho thương nhân Sài Gòn, và làm ghe thuyền đi bán ở
Cao Miên. Chợ Sa Đéc cũng trên Tiền giang “bán đủ
hàng hóa khí dụng ở Nam, Bắc chở xuống” (GĐTTC).
Gia Định nhất thóc nhì cau, dân địa phương thường bỏ
không thu, cau già lấy hột bán cho người Tàu”

(Lê Quý

Đôn, Phủ biên tạp lục). Vào thời ấy muốn dự trữ thì để
cho cau chín cây rụng xuống còn nguyên vỏ, gọi cau
tầm vung, cung ứng cho thị trường Cam-pu-chia. Lại
còn qua tay người Tàu bán cho vài nước ở Đông Nam
châu Á thích ăn trầu, hoặc người Bồ Đào Nha mua đem
về châu Âu, lấy chất chát để nhuộm màu tơ vải. Sản
xuất cau nhiều nhất là vùng Mỹ Tho.

Ghe thuyền đều theo thể lệ ghi vào sổ bộ, vẽ chữ

trước mũi để hạn chế trường hợp trộm cắp. Lại có quy
định đi bên phải, gọi là bát (nói trại là hoát) từ Nguyễn
Cư Trinh nhận chức tham mưu. Gặp bất trắc, nếu muốn
yêu cầu ghe thuyền ngược chiều với mình đi bên trái, đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.