265
phòng đụng chạm thì hô là cạy. Xảy ra đụng chạm thì cứ
theo luật đi bên phải mà xử. Cũng như ghe đi nước xuôi,
chở nhẹ đụng nhằm ghe đi nước ngược, chở nặng hơn
thì chịu lỗ.
(1)
Một thương gia người Mỹ tên là Rôn-quay
(John White) từng viếng Bến Nghé vào năm 1919 thấy
“nhiều chiếc đò nhỏ do đàn bà chèo lái, lượn qua lượn
lại coi khá ngoạn mục, họ ăn mặc rất thanh nhã làm
cho tôi ngạc nhiên”
. Vào Đồng Nai, Cửu Long, sáng tạo
kỹ thuật chèo chống để ứng phó tùy nước ngược nước
xuôi, ở sông to hoặc rạch nhỏ, nơi nước cạn nước sâu,
khi gió xuôi gió ngược. Sông rạch nhiều, việc giao lưu
từ thôn xóm đến huyện tỉnh và Sài Gòn không quá khó
khăn. Sông to thì không có ghềnh, có thác. Nước xuôi
thì đi thong thả, chèo mái dài; nước ngược chảy xiết,
chèo mái cuốc (chặt xuống nhanh, gọn như cuốc đất).
Ở nơi nước xoáy thì nạy hoặc kéo, đứng sát cột chèo
mà xoay tròn, mái chèo thọc đứng thẳng xuống nước
(tiếng bình dân gọi là chèo, kéo). Chèo mái một là bỏ
xuống dở lên, từng động tác, không rà là giữ mái chèo,
không đưa lên khỏi mặt nước. Gác chèo, lột chèo ngụ
lại dừng lại, nghỉ luôn và cập bến; hoặc thuận gió chỉ
dùng buồm. “Người chèo chống chưa hẳn vui sướng”.
“Chồng chèo thì vợ cũng chèo, hai đàng đã nghèo lại
đụng lấy nhau”. “Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, buôn
bán không lời, chèo chống mỏi mê”
.
1 Đây là lệ rất khoa học, ra đời khá lâu. Ở Pháp, phải đợi sắc lệnh
4.11.1897 mới có lệ như vậy, cũng theo luật đi bên phải.