SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
tàu buồm đóng bằng cây giá tị (teck) của rừng Ấn Độ,
có chiếc chở đến 900 tấn. Thi hào Lu-i đờ Ca-mô- en
(Louis de Camoens) của Bồ Đào Nha từng đi Ma-cao,
ngang vùng biển vào sông Cửu Long. Qua mũi Vũng
Tàu, thi hào bị đắm thuyền, chỉ dùng một tay mà bơi
lội, tay kia thì đưa cao lên ngọn sóng để nắm chặt, bảo
vệ tập bản thảo của thiên hùng ca làm rạng danh cho
văn chương Bồ.
(1)
Để giành ảnh hưởng với bọn Anh, thực dân Pháp
định cưỡng chiếm ngay nước Việt Nam, uy hiếp trực tiếp
kinh đô Huế, sau nhiều chuyến thăm dò, thương thuyết.
Đánh chiếm Đà Nẵng xong (1858), thực dân Pháp
thấy bị sa lầy, tiến thoái lưỡng nan, bấy giờ đại binh còn
bận rộn việc dành phần ăn ở các hải cảng bên Trung
Quốc. Chúng bèn nhìn trở vào Nam, quyết định đánh
Sài Gòn vừa trù phú mà lại phòng thủ kém cỏi, để dùng
làm điểm tựa. Chiến hạm Pháp và Tây Ban Nha ngày
10-02-1859 triệt hạ đồn Vũng Tàu, Cần Giờ rồi theo
sông Lòng Tàu suốt năm ngày đánh các đồn nhỏ dọc
theo bờ. Bọn Pháp cho người dọ thám từ lâu, trong số
này có tên thực dân đội lốt thầy tu Lơ-pheo (Lefèlvre)
và bọn tay sai. Bến Nghé (sông Sài Gòn) hiện ra um tùm
với những dãy nhà ngói, chòm cau, chòm dừa và rải rác
cây sao, cây gừa cổ thụ. Rạng ngày 17, đại bác từ chiến
thuyền giặc nã vào thành Gia Định, yểm trợ cho bộ binh
1 Đây là tập Lusiades-Vũng Tàu, tên xưa của ta. Thương gia Bồ Đào
Nha đặt tên mũi Saint Jacques; Saint Jacques de compostelle, thánh
tổ của nước Bồ.