ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 305

305

chúng theo con đường sau gọi là Cường Để (nay là Đinh
Tiên Hoàng) thẳng đến trước cửa thành (góc Nguyễn
Du). Quân sĩ bên trong tuy đông đảo, lương thực dự trữ
nhiều nhưng chưa quen đối phó (hai năm sau, trong trận
Chí Hòa, họ có kinh nghiệm hơn), lại thêm các quan chỉ
huy yếu kém và sớm mất tinh thần nên bọn Pháp đánh
dễ dàng, vượt chiến hào, dùng thang trèo vào. Chúng
phá hủy kho đạn dược, đốt kho gạo rồi san bằng tất cả,
sợ quân ta có thể trở lại chiếm thành.

Vì còn vướng bận chinh chiến ở Thượng Hải nên

bọn Pháp chủ trương cố thủ mà bảo tồn lực lượng, chờ
khi có tiếp viện sẽ bành trướng khu vực chiếm đóng.
Chúng trở lui khá xa, bỏ hẳn vùng Sài Gòn, đến tận đồn
Hữu, còn gọi đồn Rạch Bàng (bên này cầu Tân Thuận).
Đây là một trong hai đồn quan trọng án ngữ thành Gia
Định mà chúng vừa bắn nát, trước khi vào Sài Gòn.
Căn cứ này được bố trí kiên cố hơn, chung quanh có số
gian thân tín

(1)

.

Hơn chín tháng sau, chúng trở lại, chọn vị trí Trường

thi Gia Định cũ để lập hành dinh (Nhà Văn hóa Thanh
niên ngày nay).

(2)

Rồi lấn vào khu thương mãi Chợ Lớn,

đóng đồn nhỏ rải rác ở chùa Khải Tường (khu Nguyễn
Đình Chiểu, Trần Quý Cáp, Lê Quý Đôn), ở đền Hiển

1 Giặc củng cố đồn Hữu, gọi đồn phía Nam (Fort du sud), vị trí

đồn Rạch Bàng cũ, tên chữ Thảo Câu (thảo là bàng, như cỏ, dùng
đương đệm).

2 Khi lính Pháp dời qua thành Gia Định cũ (thời Diệm gọi thành Cộng

Hòa). Trường thi trở thành căn cứ của lính mã tà. Trường thi thời xưa
rộng lớn, Hiệp ước 1862 ký tại đấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.